Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 2
Liên hoan năm nay ghi nhận sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc với hơn 200 tiết mục đặc sắc.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đánh giá tích cực về Liên hoan lần này. Ông cho rằng đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn vinh và phát huy các giá trị nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam. Liên hoan đã mang đến nhiều cảm xúc và giá trị văn hóa quý báu cho khán giả.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao Huy chương Vàng cho 3 đơn vị nghệ thuật xuất sắc là: Nhà hát ca múa nhạc Công an nhân dân, Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang và Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương. Đây là những đơn vị đã mang đến các màn trình diễn ấn tượng, giàu cảm xúc và tính nghệ thuật cao.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao Huy chương Bạc cho 6 đơn vị nghệ thuật khác. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân xuất sắc trong các hạng mục sáng tạo cũng được vinh danh tại lễ bế mạc.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
0