Làng may áo dài Trạch Xá, miền di sản ngoại đô

Làng Trạch Xá, thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội, từ lâu nổi tiếng với nghề may áo dài. Nghề may Trạch Xá đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn di sản truyền thống.

Làng Trạch Xá đã trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển. Nghề may áo dài thôn Trạch Xá giữ được những quy trình may truyền thống, cho ra đời những chiếc áo dài thướt tha. Để may được bộ áo dài đẹp, nghệ nhân phải hoàn thành các công đoạn tỉ mỉ, khéo léo.

Nghệ nhân Vũ Thị Hằng  cho biết: “Ngày trước, nghề chỉ truyền cho con trai, nhưng sau xã hội phát triển đã truyền lại cho cả con gái và giờ thì con dâu, con rể tại làng Trạch Xá đều biết may áo dài”.

Gian hàng trưng bày áo dài Trạch Xá do chị Hằng phụ trách tại chương trình "Ứng Hòa – Miền di sản ngoại đô" thu hút du khách tham quan. Nhiều người thích thú khi được tự tay chọn những tấm vải mềm mại hoặc mang vải từ nhà đến, để được may đo áo dài ngay tại chỗ. 

Chị Vương Thị Thanh Bình, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa nhận xét: “Mặc dù là gian trưng bày những cũng mang đủ các thiết bị may đo đến. Trước đây, chị em chúng tôi có đến làng Trạch Xá để may rồi. Tôi cảm thấy từ chất liệu vải đến cách may ở đây đều rất phù hợp với người phụ nữ hiện đại”.

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là dấu mốc quan trọng với làng nghề Trạch Xá, ghi tên mình vào bản đồ di sản của Thủ đô. Từ đó, có thể quảng bá sản phẩm áo dài truyền thống đến đông đảo người dân và bạn bè quốc tế.

“Với giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia, đây vừa là niềm tự hào và cũng là thử thách với các nghệ nhân để làm sao đưa sản phẩm tại làng nghề đến gần hơn với công chúng”, chị Lê Thị Tuyến - Chuyên viên Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa, cho hay.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Tọa lạc tại số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Đền Quan Đế là một trong những di tích lịch sử đặc sắc của phố cổ Hà Nội.

Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.

Các công trình kiến trúc Pháp cổ mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính, sang trọng mà thanh lịch, góp phần làm nên nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.