Bùng phát nhiễm khuẩn E. coli liên quan McDonald's

Gần 50 người đã nhiễm khuẩn E. coli, trong đó có một trường hợp tử vong, sau khi ăn hamburger Quarter Pounder của McDonald's tại Mỹ.

McDonald's đang đối mặt với áp lực lớn để ngăn chặn thiệt hại từ đợt bùng phát E. coli liên quan đến bánh mì kẹp thịt Quarter Pounder, khiến một người thiệt mạng và gần 50 người khác nhiễm bệnh.

Hiện tại, thương hiệu đã rút món ăn này khỏi thực đơn của các nhà hàng trên hàng chục tiểu bang.

Theo điều tra sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thịt bò trong bánh Quarter Pounder không phải là nguồn lây nhiễm chính do các quy định khắt khe về kiểm tra chất lượng và quy trình nấu chín ở nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn.

Ngược lại, hành tươi được sử dụng tươi sống và có thể bị nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với nước ở đồng ruộng trước đó, vậy nên được đánh giá là nguồn lây nhiễm chính. McDonald's đã loại bỏ món bánh Quarter Pounder khỏi thực đơn của mình tại 1/5 trong số 14.000 nhà hàng tại Mỹ.

Người phát ngôn của McDonald's cho biết dịch bệnh chỉ giới hạn trong phạm vi nước này. Triệu chứng nhiễm E. coli thường xuất hiện khá nhanh trong vòng một đến hai ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước liên tục và choáng váng. Nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi và có thể gây suy thận cấp. Vì vậy, người có triệu chứng ngộ độc E. coli cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.