Câu chuyện của đất trời qua nét vẽ Ngô Đức Hoàng

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Giấy dó là một loại giấy truyền thống của Việt Nam, không chỉ có độ bền cao mà còn đem lại màu sắc tự nhiên, được nhiều họa sĩ lựa chọn để thể hiện những tác phẩm hội họa truyền thống, trong đó có họa sĩ Ngô Đức Hoàng. 

Triển lãm "Hồn dó" là một hành trình khám phá nghệ thuật đầy cảm xúc, nơi người họa sĩ gửi gắm tâm hồn mình vào hơn 20 bức tranh phong cảnh vẽ trên chất liệu giấy dó. Qua từng nét vẽ tinh tế, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên.

Giám đốc nghệ thuật sáng tạo B&C Maison d'Art Lê Hương Trà chia sẻ: “Giấy dó là một chất liệu khá là khó, để mà sáng tác được thì người họa sĩ phải trải qua rất nhiều công đoạn. Không giống như các chất liệu khác, dó mà vẽ là phải đạt được kết quả ngay. Độ nhòe màu, loang màu, tạo ra những bức tranh có hồn là cái mình rất ấn tượng ở họa sĩ Ngô Quốc Hoàng. Suy nghĩ của anh về nghề, phong cách sáng tác của anh và những tác phẩm của anh rất phù hợp với những gì chúng tôi tìm kiếm cho không gian nghệ thuật này”.

Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art, họa sĩ Ngô Đức Hoàng không chỉ giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn gửi gắm một thông điệp sâu sắc về giá trị của giấy dó qua từng bức tranh đến với những người yêu nghệ thuật. 24 tác phẩm trong triển lãm là kết quả của hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ của họa sĩ trong suốt 3 năm qua. Từ 200 bức phác thảo, ông đã chọn lọc và hoàn thiện những tác phẩm tinh túy nhất.

“Sinh ra và lớn lên ở ngoại thành Hà Nội, ngay từ bé, tôi đã có cảm xúc với con người thiên nhiên nơi đây. Đi nhiều nơi nổi tiếng ở Việt Nam, tôi nhận thấy phong cảnh đất nước con người đã ngấm vào mình lúc nào không hay nên nhờ giấy dó lưu giữ lại những ký ức của mình. Thông qua triển lãm này, tôi mong muốn mọi người trong và ngoài nước biết nhiều hơn về một loại hình tranh nghệ thuật của Việt Nam và mọi người sẽ thấy mình đâu đó vì cảnh vật quanh ta vô cùng tự nhiên, chạm đến trái tim mình, qua đó giấy dó có thể đóng góp giúp nghệ thuật nước nhà phát triển thêm”, họa sĩ Ngô Đức Hoàng nói.

Qua từng nét vẽ, từng mảng màu, người xem như cảm nhận được tâm hồn của họa sĩ, sự trân trọng đối với quê hương đất nước và tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên. Các lớp màu chồng chất, nét vẽ khỏe khoắn, phóng khoáng thể hiện kỹ thuật điêu luyện.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ nay đến hết ngày 6/12.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình giới thiệu và trưng bày di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" sẽ diễn ra từ ngày 27-29/12 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) vừa ra thông cáo bác bỏ tin đồn "Vịnh Hạ Long bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới".

Tại Di tích quốc gia đặc biệt dền - chùa - đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".

Trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức cần được nhận diện, mà một trong các sai lầm là do xuất phát từ nhận thức lệch lạc, thiếu hiểu biết về khoa học bảo tồn.

Tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp đã tổ chức lễ tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh "Việt Nam ngày nay" lần thứ 6.