Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới

Sáng 3/1, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo các ban bộ ngành trung ương dự hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Bộ VHTT&DL, năm 2023, kế thừa những kết quả đạt được năm 2022, với sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của tập thể, sự tham mưu đúng, trúng, kịp thời, toàn ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, các nghị quyết của Chính phủ; tập trung thực hiện nhiệm vụ chấn hưng, phát triển văn hoá Việt Nam; triển khai hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ của Bộ đến từng cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch công tác năm 2023 của Bộ; phục hồi, phát triển thể thao, du lịch; xây dựng gia đình tiến bộ, no ấm, hạnh phúc. Đây cũng là dịp đánh giá sau 2 năm triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, với các nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hoá đã được Bộ VHTT&DL, cùng các bộ, ban, ngành và các địa phương trên cả nước cụ thể hoá trong hoạt động công tác.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, ngành VHTT&DL xác định cần phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt trong sự nghiệp "Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới", tiếp tục triển khai hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt là "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.