Hà Nội cần thêm các sự kiện văn hóa, lễ hội
Hòa nhạc năm mới gây ấn tượng khó quên với khán giả
Vào đêm đầu tiên của năm mới 2024, Đài Hà Nội đã dành tặng khán giả Thủ đô một món quà nghệ thuật đặc biệt đầy ý nghĩa. Chương trình "Hòa nhạc năm mới" với những tác phẩm kinh điển của các thiên tài âm nhạc thế giới.
Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji, cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, đặc biệt là sự xuất hiện của một giọng Opera danh tiếng đến từ Italia - Angiela Nisi, đêm nhạc đã tạo những xúc cảm khó quên với khán giả.
Nhạc trưởng Honna Tetsuji, Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam cùng nghệ sĩ Mạnh Hoạch đã khiến khán giả bồi hồi, xúc động hồi tưởng không khí Hà Nội hào hùng, Những năm Toàn quốc kháng chiến trong tác phẩm mở màn: "Người Hà Nội" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là tác phẩm mở màn thường niên chương trình hòa nhạc năm mới của Đài Hà Nội.
"Hà Nội Concert - Hoà nhạc năm mới 2024" là sự kiện âm nhạc thường niên thuộc chuỗi Hà Nội Concert do Đài Hà Nội tổ chức với mong muốn tạo ra một "bữa tiệc âm nhạc" đặc sắc chào năm mới với kỳ vọng về những điều tốt lành, ngập tràn tình yêu thương qua các tác phẩm của Việt Nam và thế giới.
Đặc biệt, năm nay, Đài Hà nội đã mời giọng ca Opera - Angela Nisi, một giọng ca danh tiếng đến từ Italia. Cô khoe chất giọng Soprano đầy nội lực, trong trẻo với kỹ thuật thể hiện Opera điêu luyện làm cho những tác phẩm của thiên tài nhạc kịch Italia Giacomo Puccini càng trở nên thiết tha, duyên dáng.
Chương trình hòa nhạc năm mới của Đài Hà Nội cũng là dịp đặc biệt tưởng nhớ 100 năm ngày mất của Nhà soạn nhạc vĩ đại người Italia Giacomo Puccini. Đó là các trích đoạn từ ba tác phẩm tiêu biểu "O mio babbino caro - Ôi cha yêu của con" (Trích từ vở opera Gianni Schicchi), "Nessun dorma - Không một ai được ngủ" (Trích từ vở opera Turandot) và "Si, mi chiamano Mimi - Vâng họ gọi tôi là Mimi" (Trích từ vở opera La Bohème).
Chương trình dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Honna Tetsuji đưa khán giả đến với câu chuyện cổ tích kinh điển của nước Nga với các trích đoạn Hồ Thiên Nga của Tchaikovski, cùng trích đoạn trong vở Carmen của nhà soạn nhạc Pháp Giorgie Bizet (đọc là Giooc giờ Bi giê) và bản giao hưởng "Từ Tân thế giới" của Dvorak.
Bên cạnh đó, các tác phẩm: "Mưa rơi" soạn từ dân ca Khơ Mú, Mùa Xuân Nho nhỏ của nhạc sỹ Trần Hoàn đan xem như đưa đêm nhạc trở về với những không gian quê hương gần gũi. Phần cuối là các bản Valse của Johann Strauss, những giai điệu kinh điển vừa du dương, vừa tươi sáng, rộn ràng, là biểu tượng của những vũ điệu Valse thành Viên – Áo. Những giai điệu đã khiến khán phòng không ngừng vỗ tay hòa nhịp cùng dàn nhạc. "Hà Nội Concert - Hoà nhạc năm mới 2024" khép lại vào ngày đâu tiên của năm mới, như một lời tri ân và lời chúc mừng năm mới của Đài Hà Nội dành cho toàn thể khán giả và người yêu nhạc Thủ đô.
Hà Nội cần thêm các sự kiện văn hóa, lễ hội
Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường hấp dẫn để tour diễn của các sao quốc tế chọn dừng chân, cũng như có rất nhiều không gian cho các sự kiện văn hóa, lễ hội âm nhạc. Các sự kiện âm nhạc được đánh giá là 'cú hích' lớn cho xu hướng du lịch này, mang đến hiệu ứng tích cực cho du lịch Hà Nội nói riêng cũng như Việt Nam nói chung.
Với số lượng khán giả "khủng", các sự kiện được kỳ vọng trở thành cơ hội để thu hút khách du lịch, góp phần tích cực vào phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, việc tận dụng các cơ hội vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.
Sau ba năm gián đoạn, tháng 10 vừa qua, sự kiện âm nhạc lớn là Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa (Monsoon Music Festival) đã trở lại với công chúng yêu nhạc. Sự kiện diễn ra liên tục trong 9 ngày tại Hà Nội và lượng khán giả đa phần vẫn là công chúng Thủ đô.
Theo thống kê, trong năm 2023, ngành du lịch đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, khách đội địa đạt 108 triệu lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 678.000 tỷ đồng. Nhưng lượng khách tới Việt Nam với mục đích tham dự các lễ hội âm nhạc, các sự kiện nghệ thuật còn rất hạn chế.
Một số sự kiện nghệ thuật đáng chú ý cũng gặp khó khi tổ chức, thủ tục nhiêu khê. Chưa có show diễn nào ở Việt Nam mà người hâm mộ lại phải thấp thỏm như Born Pink của nhóm nhạc Hàn Quốc BlackPink trong tháng 7/2023 vừa qua. Cho tới tận những giờ cuối cùng, khán giả vẫn còn hoang mang không biết liệu show có thể được sáng đèn hay không. May mắn cuối cùng chương trình vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch. Sự kiện BlackPink trình diễn ở Mỹ Đình trong hai đêm cuối tháng 7 vừa qua đã thổi bùng lên một xu hướng mạng xã hội trong nhiều ngày.
Theo số liệu ước tính của Sở Du lịch Hà Nội, tổng thu từ du khách trong hai đêm diễn 29 và 30/7 của nhóm nhạc Hàn Quốc BlackPink tại sân vận động Mỹ Đình đạt khoảng 630 tỷ đồng. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng hơn 170.000 lượt, trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 30.000 lượt còn khách du lịch nội địa đạt hơn 140.000 lượt.
Trong dịp giáng sinh năm 2023, sự kiện gây ồn ào không ngớt trong giới âm nhạc, chính là Đại nhạc hội Giáng sinh K-pop Open Air #2 bị hủy bỏ. Chương trình được thông báo sẽ diễn ra với sự tham gia của các nghệ sĩ và nhóm nhạc của Việt Nam, Hàn Quốc vào ngày 23-24/12. Sự kiện bao gồm các hạng vé với mức giá dao động từ 900.000 đồng đến 15 triệu đồng.
Trước ngày diễn, liên tiếp các nghệ sĩ thông báo hủy show Open Air #2 đều liên quan đến ban tổ chức là BOM Entertainment. Trong thông tin gửi báo chí, lý do hủy show mà đơn vị này đưa ra là "ban tổ chức nhận thấy chưa thể đảm bảo và đáp ứng được hết các yêu cầu mà công ty đã báo cáo với TP Hà Nội cũng như kế hoạch đã thông báo đến khán giả như ban đầu".
Thiệt hại sau vụ hủy show gây tổn thất về kinh tế và nhiều thứ không để đo đếm. Sau một năm liên tục đón nhiều sự kiện âm nhạc của nghệ sĩ quốc tế, vụ bể show ở Mỹ Đình khiến các đơn vị tổ chức show ở Việt Nam mất điểm.
Đằng sau việc bể show là sự tức giận, tiếc nuối của người hâm mộ. Khán giả là những người thiệt thòi nhất. Họ đã mong chờ sự xuất hiện của thần tượng và chuẩn bị cho đêm hôm đó. Ví như, số tiền fanclub của Kim Jae Joong chi ra để đón thần tượng đã lên tới con số gần 200 triệu đồng nhưng những công sức ấy đều "đổ sông đổ biển"... Những khán giả ở xa còn vất vả hơn, khi phải sắp xếp lịch trình từ trước, đặt vé máy bay, khách sạn. Ban tổ chức có thể hoàn vé cho khán giả, nhưng một loạt chi phí khác của các khán giả ở xa sẽ không thể kiểm soát được. Sau cùng, sẽ có nhiều khán giả nhận phần thiệt về mình.
Các khán giả Thủ đô luôn mong chờ các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô được tổ chức nhưng những sân chơi này vẫn rất thiếu. Vài giờ trước thời khắc bước sang năm 2024, hàng vạn người đã đổ về phố đi bộ Hoàn Kiếm. Khác với những năm trước, tại nội đô chỉ có duy nhất một lễ hội đếm ngược ở khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Biển người đông đúc, chen chúc từ khu vực sân khấu cho đến khắp các tuyến phố xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Hà Nội hoàn toàn có thể là điểm đến của các nghệ sĩ tên tuổi trên thế giới và khu vực. Muốn vậy, chúng ta phải có một môi trường âm nhạc lành mạnh, các lễ hội âm nhạc được tổ chức văn minh, có cơ hội kết nối với thế giới, tạo môi trường rộng mở cho các nhóm nhạc trẻ.
Hà Nội có tiềm lực với gần 10 triệu dân cùng hàng trăm nghìn lượt du khách tới Hà Nội mỗi năm nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu sự phát triển bền vững. Một dự án nghệ thuật đỉnh cao muốn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước cần được đầu tư về mọi mặt và cần có tuổi đời hoạt động từ 5-10 năm. Việc tuổi đời các dự án nghệ thuật thường rất ngắn khiến giá thành sản xuất rất cao, dẫn đến việc đầu tư về mọi mặt không đủ, qua loa và yếu ớt. Cho đến nay, Hà Nội chưa có một dự án nghệ thuật nào mang tầm quốc tế đủ sức thu hút mọi thành phần công chúng trong và ngoài nước, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về tính cạnh tranh với thói quen thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của khán giả quốc tế.
Ngành công nghiệp văn hoá là một ngành kinh tế, để tạo nên thị trường văn hóa, điều đầu tiên phải có nhà đầu tư, sau đó là doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực văn hoá, rồi mới đến nhân lực sáng tạo, các nghệ sĩ, các nhà tổ chức sản xuất, các nhà cung ứng... Nếu như chỉ quan tâm đến một phần các đối tượng, thị trường văn hoá sẽ không phát triển được. Chúng ta phải cân đối hài hòa giữa nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
Thông thường, chúng ta hay quan tâm đến quyền lợi của nhiều bên khác, như khách hàng, nghệ sĩ,… nhưng trừ nhà tổ chức sản xuất, trừ người bỏ tiền ra để đầu tư. Bất cập này diễn ra ở tất cả ngành nghề văn hoá. Nhiều đơn vị truyền thông cũng có ý kiến rằng, Hà Nội cần "trải thảm" cho các nhà đầu tư ở lĩnh vực văn hóa và phải hỗ trợ thay vì bắt họ trải qua nhiêu khê các thủ tục, xin xỏ để được cấp phép triển khai.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
0