Diện áo dài du xuân
Từ truyền thống đến cách tân, chiếc áo dài trở thành một phần không thể thiếu, góp phần làm nên không khí trọn vẹn ngày đầu năm mới. Những ngày này, tại các khu vực quảng trường, trung tâm thành phố, các địa điểm du lịch, đền, chùa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, những bạn trẻ thướt tha trong tà dài truyền thống hay cách tân hiện đại, chụp lại những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm nhân dịp Tết đến xuân về.
Mặc áo dài những ngày đầu năm mới không chỉ là cách thể hiện lòng tự hào dân tộc mà còn cho thấy sự trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chị Lại Thị Yến, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chia sẻ: “Dịp Tết, em cũng muốn lưu giữ một chút nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam là người phụ nữ mặc áo dài nên em cùng bạn bè đến đây chụp ảnh lưu niệm lại, mong muốn một năm mới sức khỏe, an khang, thịnh vượng”.
Dù xu hướng mỗi năm mỗi khác, song tà áo dài duyên dáng thướt tha vẫn là hình ảnh dễ thấy trong những ngày đầu năm. Áo dài thường có màu sắc tươi tắn, rực rỡ, mang đến vẻ đẹp tươi mới.
Thói quen mặc áo dài du xuân đầu năm dần trở thành một trong những nét đẹp của người Việt Nam nói chung, người Ninh Bình nói riêng. Chị Lê Thị Thùy Trang, thành phố Hoa Lư, cho hay: “Em thấy bộ áo dài là trang phục rất là đẹp và nó thể hiện nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Điều đặc biệt hơn là khi mặc áo dài đến với nơi đây sẽ thu hút khách du lịch nước ngoài để mọi người có thể nhìn thấy người Việt Nam vẫn đang lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống từ xưa đến nay”.
Bắt nhịp xu hướng trở về với truyền thống, các nhà may, cơ sở cho thuê áo dài đã có sự chuẩn bị để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Áo dài ngày nay phong phú về chất liệu, đa dạng về màu sắc, giá cả, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Trong hương xuân của đất trời, Ninh Bình trở nên đẹp hơn bởi từng con phố thấp thoáng những tà áo dài dịu dàng bay trong làn gió xuân.


Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.
Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.
UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.
Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).
Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.
0