Dự án “Mưa đỏ” chuẩn bị lên màn ảnh

Một dự án phim tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mang tên "Mưa đỏ" đang nhận được sự quan tâm của công chúng. Đây là là dự án phim có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội Nhân dân trong 10 năm trở lại đây.

Dự án Mưa đỏ có 2 buổi tuyển chọn diễn viên diễn ra tại Hà Nội và TPHCM. 300 diễn viên đã đến thử vai, sau khi lựa chọn những gương mặt diễn viên triển vọng, ê-kíp sẽ tiếp tục casting vòng 2.

Việc tìm kiếm những gương mặt diễn viên phù hợp để cùng ê-kíp mang đến cho khán giả những thước phim sinh động, chân thực nơi chiến trường thông qua ngôn ngữ điện ảnh. 

Kịch bản phim truyện điện ảnh Mưa đỏ do nhà văn Chu Lai chắp bút, NSƯT Đặng Thái Huyền là đạo diễn. Bộ phim phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Đồng thời, bộ phim cũng ca ngợi khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất và tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Trong những năm qua, Điện ảnh Quân đội nhân dân là đơn vị đi đầu trong việc sản xuất các bộ phim về đề tài chiến tranh và hậu chiến, trong đó nhiều bộ phim có quy mô lớn, chủ đề tư tưởng sâu sắc, như: "Hoa ban đỏ", "Tiếng cồng định mệnh", "Người trở về", "Khúc mưa"…

Dự án Mưa đỏ có 2 buổi tuyển chọn diễn viên diễn ra tại Hà Nội và TPHCM, 300 diễn viên đã đến thử vai.

"Mưa đỏ" là dự án phim truyện điện ảnh đầu tiên được đơn vị đầu tư xây dựng, phục dựng bối cảnh trên phim trường với diện tích gần 50ha. Quá trình làm phim huy động sự tham gia, phối hợp của các quân binh chủng trong quân đội, cùng nhiều vũ khí, trang bị, đạo cụ, phương tiện phục vụ cảnh quay; số lượng nhân sự tham gia đoàn phim lên tới hàng ngàn người.

"Mưa đỏ" có thời lượng từ 110 đến 120 phút, dự kiến thời gian triển khai thực hiện và hoàn thành bộ phim từ tháng 4/2024 đến tháng 7/2025. Bộ phim hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  và các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội năm 2025. 

Bối cảnh phim phần lớn được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị; một số điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Hà Nội và Paris (Pháp).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một trong những bộ phim điện ảnh Việt được trông đợi vào cuối năm nay "Công tử Bạc Liêu" vừa hé lộ các nhân vật nữ, trong đó đáng chú ý là sự tham gia của Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân.

Diễn ra suốt 20 giờ đồng hồ, thu hút hơn 5.000 người tham gia - đây là những con số “khủng” tại buổi casting “Lật mặt 8” của đạo diễn lý Hải.

Diễn viên Uyển Ân phải tham khảo ý kiến nhiều anh chị trong nghề trước khi đóng cảnh ‘nóng’ cùng bạn diễn Samuel An trong phim “Cô dâu hào môn”. Đây là một khó khăn với cô trong sự nghiệp diễn xuất.

Sự quay trở lại mảng sản xuất phim truyền hình của Đài Hà Nội do Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Hà Nội thực hiện đang tạo nên hiệu ứng tích cực mạnh mẽ đối với công chúng yêu điện ảnh của Thủ đô cũng như trên cả nước. Mở đầu là dự án phim truyền hình dài tập “Vì tình yêu Hà Nội”, gồm hai phần là “Mật lệnh hoa sữa” và “Hà Nội trong mắt em”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Bộ phim tài liệu “Hà Nội - những ngày tháng không quên” do Đài Hà Nội sản xuất tháng 10/2021 đã phản ánh một cách chân thực nhất về cuộc sống người dân Thủ đô trong những ngày dịch Covid-19 lan rộng.

Vào tháng 10 này, phòng vé Việt sôi động với rất nhiều tác phẩm điện ảnh được ra mắt, đa dạng thể loại từ kinh dị, giật gân đến những bom tấn hành động, hay những câu chuyện nhân văn đầy xúc động.