Giải phóng mặt bằng làm bệ phóng dự án Vành đai 4

Dự án đường Vành đai 4 là dự án trọng điểm của quốc gia, là công trình, sản phẩm cụ thể hóa quyết tâm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Đây là kết quả từ sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và thể hiện sự quyết liệt của Thành phố Hà Nội khi áp dụng nhiều nhóm giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có sự chủ động khi đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành tiểu dự án riêng. 

Với quy mô đầu tư 85.813 tỷ đồng, tổng chiều dài 113,52km, dự án đường Vành đai 4 đi qua ba tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Đây là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm 7 Dự án thành phần.

Ngay từ khi bắt đầu dự án, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư được xác định là khâu "trọng điểm của trọng điểm" cần phải được triển khai sớm. Thành phố Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi Chủ trương đầu tư được duyệt. Bước đầu, giải pháp này đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.

Tại hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh diễn ra hôm nay (18/1), đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, việc giao địa phương thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng hoặc chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng trên địa bàn để các địa phương chủ động và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng chung của các dự án.

Hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh

Tuy nhiên đối với một số dự án phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện pheo phạm vi xây dựng, việc triển khai song song dự án thành phần giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện cắm mốc, thu hồi đất thành nhiều lần.

Chuẩn bị mặt bằng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển các dự án đường sắt đô thị. Giải quyết được những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng không chỉ là giải pháp quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ toàn bộ dự án mà còn tháo gỡ những điểm nghẽn trong quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giao thông. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.