Giáo sư 'Tuấn tim' tập làm bác sĩ

Có một câu chuyện đặc biệt và đầy ý nghĩa về sự trở lại của bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, người mà báo giới và những bệnh nhân trìu mến gọi là ông "Tuấn tim". Là một bác sĩ hàng đầu về tim mạch, giờ đây Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn phải thực hành lại tới tận 12 tháng để được cấp giấy phép hành nghề. Một hành trình mà ông sẵn sàng trải qua để có thể trở lại với những bệnh nhân đang chờ mong.

Ông Nguyễn Quang Tuấn từng là một giáo sư tim mạch nổi tiếng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tim Hà Nội. Về tay nghề chuyên môn trong lĩnh vực tim mạch, ông là bậc thầy của nhiều bác sĩ. Hơn nữa, theo tội danh đã tuyên, ông Tuấn không vi phạm về chuyên môn, Đài Hà Nội đã có một cuộc gặp đặc biệt với bác sĩ "Tuấn tim" tại bệnh viện Hữu Nghị - nơi bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn đang thực hành.

Ông Nguyễn Quang Tuấn từng là một Giáo sư tim mạch nổi tiếng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tim Hà Nội.

Giáo sư "Tuấn tim” của ngày hôm qua

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội - Ngành Y Đa khoa, sau đó tiếp tục học bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch. Năm 1996, ông Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse (Pháp), Ngành Tim mạch và đã tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc. Nhận được nhiều lời mời ở nước ngoài nhưng ông đã lựa chọn quay về quê hương Việt Nam.

Trong thời gian hành nghề, ông đã được dẫn dắt bởi giáo sư Phạm Gia Khải và giáo sư Nguyễn Lân Việt. Với sự nhạy bén trong lĩnh vực y học, ông Nguyễn Quang Tuấn đã đạt được những cột mốc ấn tượng trên con đường sự nghiệp của mình.

Trong khoảng thời gian hành nghề, ông Nguyễn Quang Tuấn đạt được nhiều cột mốc ấn tượng, có công cứu sống nhiều người được trong cuộc đời y nghiệp và được nhân dân khen ngợi.

Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

Năm 2016, ông Tuấn trúng cử Đại biểu Quốc hội.

Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á - Thái Bình Dương, thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ.

Năm 2018, ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017.

Ngày 18/3/ 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Tuy nhiên, đến năm 2021, ông Nguyễn Quang Tuấn cùng 11 người khác vướng vào vòng lao lý trong một vụ án xâm phạm lợi ích Nhà nước. Trong quá trình xét xử, nhận thấy ông Tuấn với chuyên môn cao, là chuyên gia đầu ngành tim mạch từng làm giám đốc hai bệnh viện lớn là Bệnh viện Bạch Mai và  Bệnh viện Tim Hà Nội, được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý, bản thân là giáo sư tiến sĩ đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ (có công cứu sống nhiều người được trong cuộc đời y nghiệp và được nhân dân khen ngợi), Viện kiểm sát đề nghị mức án thấp hơn khung truy tố đối với ông Tuấn để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm bản thân.

Giáo sư "Tuấn tim” tập làm bác sĩ

Chắc hẳn nhiều người tự hỏi, tại sao bác sĩ Tuấn phải thực tập lại để được cấp lại giấy phép hành nghề? Theo quy định của Bộ Y tế, bác sĩ hành nghề cần tham gia đào tạo liên tục hàng năm. Nếu trong vòng 2 năm không tham gia các khóa đào tạo liên tục, sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Bởi bác sĩ Tuấn đã quá 2 năm không làm nghề, nên ông sẽ cần học và thực tập lại đủ 12 tháng để được cấp lại chứng chỉ hành nghề. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn và an toàn cho bệnh nhân.

Bác sĩ Tuấn đã quá 2 năm không làm nghề, nên ông sẽ cần học và thực tập lại đủ 12 tháng để được cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Sinh viên ngành y mới ra trường để được cấp chứng chỉ hành nghề y phải hoàn thành 12 tháng thực hành tại các cơ sở y tế. Do đó, trường hợp này của bác sĩ Tuấn cũng giống như một sinh viên ngành y mới ra trường - gọi vui là “Giáo sư tập làm bác sĩ”. 

30 năm hành nghề và cũng là 30 tháng vướng vào vòng lao lý. Nhưng với người bác sĩ này vẫn một niềm yêu nghề không bao giờ cạn. Bất cứ lúc nào, ông cũng nghiên cứu, làm việc và vẫn ấp ủ cho ra mắt cuốn sách liên quan đến sức khỏe. 

Có lẽ tinh thần lạc quan, tích cực là điều đã giúp ông vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống. Thời gian trong tù không làm giảm đi nhiệt huyết với nghề y của bác sĩ Tuấn. Ngược lại, nó càng khiến ông thêm trân trọng và quyết tâm hơn bao giờ hết. Đối với ông, mỗi ngày được trở lại với công việc là một ngày hạnh phúc. Không bao giờ từ bỏ đam mê và trách nhiệm với bệnh nhân. Đó cũng là tâm huyết của vị bác sĩ này.

Giáo sư "Tuấn tim" với khát vọng của mình

Một giáo sư đầu ngành về tim mạch, từng đào tạo biết bao thế hệ học trò, giờ đây lại tiếp tục công việc từ đầu, thực hành như một sinh viên mới ra trường chắc chắn sẽ để lại cho chúng ta nhiều điều để suy ngẫm.

Điều này cho thấy sự kiên định và lòng yêu nghề của giáo sư, bác sĩ Tuấn. Dù đã trải qua nhiều khó khăn và thách thức, ông vẫn không ngừng nỗ lực để quay lại với công việc cứu người. Dù trong hoàn cảnh nào, bác sĩ Tuấn vẫn luôn mong muốn được cống hiến, được nghiên cứu, đào tạo ra nhiều bác sĩ tim mạch giỏi nghề, để tiếp tục cứu người, đó cũng là điều trăn trở lớn nhất của ông.

Một giáo sư đầu ngành về tim mạch, từng đào tạo biết bao thế hệ học trò, giờ đây lại tiếp tục công việc từ đầu, thực hành như một sinh viên mới ra trường cho thấy sự kiên định và lòng yêu nghề của bác sĩ Tuấn.

Với quyết tâm làm lại từ đầu, ông đã không ngần ngại bắt đầu như những bác sĩ trẻ mới vào nghề, chịu khó học hỏi và nỗ lực hết mình để khẳng định lại vị thế trong ngành y tế. Như những gì mà bác sĩ Tuấn đã chia sẻ - Trưởng thành từ những gì mà chúng ta vấp ngã. Và giá trị chính là sự nhận thức và cách mà ta đối diện với những nghịch cảnh trong cuộc sống. Đó cũng là cách người bác sĩ này quay trở lại với niềm đam mê và tình yêu công việc của mình.

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn đã chia sẻ nhiều điều ý nghĩa trong cuộc phỏng vấn với Đài Hà Nội.

Chúng ta cần nhìn nhận rằng, sai lầm là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Có thể do mỗi người, mỗi cá nhân sẽ có những thời điểm, giai đoạn khó khăn, nhưng sự khác nhau giữa các cá nhân chính là vượt qua nghịch cảnh đó để trở về với khát vọng của mình và được là chính mình. Quan trọng là chúng ta biết đứng lên, sửa chữa và tiếp tục cống hiến. Giáo sư - Bác sĩ "Tuấn tim" đã làm được điều đó và cho chúng ta những suy ngẫm của sự quyết tâm và hy vọng. 

Hi vọng sự trở lại của bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn - một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch - có thể giúp ích rất nhiều cho những bệnh nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo. 12 tháng sẽ trôi qua rất nhanh, với tấm lòng một người thầy thuốc hết lòng vì bệnh nhân như thế!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.