'Hà Giang thu nhỏ' ngay tại Hà Nội
Núi Trầm, hay còn có tên gọi khác là Trầm Tử Sơn là địa điểm nổi tiếng với những dãy núi thấm, thuộc địa phận xã Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội.
Chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 25km, vì vậy việc đi lại vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Du khách có thể tùy chọn phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô hay xe bus, và chỉ mất chưa đến 1 giờ đồng hồ chạy xe là đã có thể đến được điểm đến.
Núi Trầm cao hơn 400m, chu vi khoảng 8000m, được bao quanh bởi các hòn núi nhỏ khác như núi Đồng Lư, núi Ninh Sơn, núi Tiên Nữ... Cảnh quan thiên nhiên ở núi Trầm gây ấn tượng với du khách bởi những vách đá cheo leo, hiểm trở. Từ trên cao nhìn xuống, trông khu vực núi giống một thung lũng đá khổng lồ. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp gai góc của núi Trầm.
Trên thực tế, ở núi Trầm không hề có những con đường sẵn, phục vụ cho du khách leo núi. Tuy nhiên, do ngày càng thu hút nhiều du khách, chính vì vậy dần dần, ở đây đã hình thành một con đường mòn nhỏ, dẫn du khách lên tới đỉnh núi.
Bên cạnh đó, núi Trầm cũng được ca ngợi bởi vẻ đẹp mang nét thơ mộng. Chính bởi từ vị trí này, khi phóng tầm mắt nhìn ra xa, du khách có thể thấy cả những cánh đồng lúa, hay những bãi cỏ xanh của người dân trong vùng. Vào những ngày trời xanh, lác đác vài đám mây trắng, tất cả sẽ tạo nên một khung cảnh như bước ra từ phim về một miền sơn cước còn hoang sơ.
Thời điểm lý tưởng nhất để đến núi Trầm khám phá là vào khoảng tháng 3 - tháng 4. Khi này, thời tiết đã không còn lạnh nữa, cũng chưa bước vào thời điểm quá nóng. Chính vì vậy rất thích hợp cho những chuyến leo núi hay cắm trại ngay phía dưới chân núi.
Đặc biệt, nhiều du khách còn tư vấn rằng, ở núi Trầm cũng có một “mùa cỏ cháy” đẹp không kém gì mùa cỏ cháy đã rất nổi tiếng trước đó ở đồi Phượng Hoàng - Quảng Ninh. Khoảng thời gian một diện tích lớn khu vực núi được “nhuộm” màu vàng của cỏ thường vào tháng 9, tháng 10.
Dù đã được biết đến nhiều trong vài năm trở lại đây, song khu vực núi Trầm vẫn còn hoang sơ, chưa có nhiều sự can thiệp làm du lịch từ bàn tay con người. Du khách khi tới đây tốt hơn hết nên tự chuẩn bị mọi dụng cụ cần thiết, nếu đi xe máy nên đỗ gọn và khóa kỹ càng, đồng thời thu dọn rác trước khi ra về.
Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.
Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.
Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lần đầu tiên công chúng được vào tham quan hai công trình lịch sử nổi bật của Hà Nội là Bắc Bộ Phủ và tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.
0