Hà Nội dự kiến 'cứu' 3.000 cây gãy đổ do bão Yagi

Trong số hơn 40.000 cây xanh bị đổ và gãy cành do bão Yagi, Hà Nội dự kiến "cứu" được khoảng 3.000 cây, trong đó có 100 cây quý hiếm.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan công tác chiếu sáng đô thị, cây xanh.

Tính đến ngày 13/9, tổng thiệt hại về cây xanh trên địa bàn thành phố có hơn 40.000 cây gãy đổ; trong đó, có hơn 13.600 cây do cấp thành phố quản lý (gần 10.600 cây đổ, bật gốc; hơn 3.000 cây bị gãy) và hơn 26.300 cây do quận, huyện quản lý. Hiện nay, công tác giải tỏa để đảm bảo an toàn giao thông cơ bản đã hoàn thành, đồng thời đã rà soát, phân loại các cây xanh yếu chuyển về vườn ươm chăm sóc, chuẩn bị nơi tập kết củi gỗ.

Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ xử lý cây xanh gãy, đổ trên địa bàn thành phố.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, cơn bão số 3 cùng với hoàn lưu sau bão gây thiệt hại cho thành phố rất nặng nề, đặc biệt là hệ thống cây xanh. Trong thời gian tới, số liệu cây bị gãy đổ trên địa bàn thành phố có thể thay đổi bởi hiện vẫn còn 8 quận, huyện chưa có báo cáo cuối cùng. 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị cần chuẩn hóa số liệu thống kê thiệt hại về cây xanh, trong đó phân loại cây nào là cổ thụ, cây nào có thể trồng lại, cây nào phải mang đi ươm trồng cho hiệu quả. Đồng thời, Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ xử lý cây xanh gãy, đổ trên địa bàn thành phố; thực hiện đúng chỉ đạo của thành phố là cứu tối đa các cây, với dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu (trong đó có 100 cây quý hiếm).

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn giao Sở Xây dựng trước ngày 20/9 phải thu dọn hết cây xanh gãy, đổ để chuyển sang giai đoạn “cứu” cây và tập trung khôi phục hạ tầng, cải tạo vỉa hè sau khi trồng lại cây xanh gãy, đổ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chiều dài lịch sử của Thủ đô, lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Hà Nội nói riêng vinh dự, tự hào đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị xanh, thành phố thông minh, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Chiều 10/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Hoàng Mai.

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.