Hà Nội kiểm kê đất đai từ ngày 1/8

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8 đến trước ngày 30/6/2025, Thành phố Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai. Đây sẽ là cơ sở để hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.

Theo đó, thành phố sẽ tập trung kiểm kê diện tích các loại đất theo quy định và đối tượng đang quản lý, sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay; khu vực sạt lở, bồi đắp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường và các chuyên đề khác. Việc kiểm kê này nhằm đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động đất đai trong 5 năm qua.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai.

Hà Nội cũng phấn đấu hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025, với nhiều nội dung quan trọng. Nổi bật là: Hoàn thành kiểm tra nghiệm thu đo đạc bản đồ; hoàn thiện kê khai, đăng ký đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cấp và thử nghiệm phần mềm VILIS 2.0; vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trên hệ thống…

Mục tiêu của các công việc này là cung cấp số liệu chính xác, kịp thời để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng thông tin đất đai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ tháng 8, thị trường đất nền ở nhiều huyện của Hà Nội trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi các phiên đấu giá đất liên tục “cháy hàng”. Theo các chuyên gia bất động sản, giới đầu cơ đã sử dụng chiêu bài, chiến thuật làm loạn giá đất.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 13 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc, với mức đấu cao nhất 75 triệu đồng/m2.

Bộ Xây dựng vừa có Công văn yêu cầy UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.

Từ ngày 20/9, nếu hộ gia đình hoặc cá nhân bàn giao mặt bằng đúng hạn sẽ được thưởng tối đa 5 triệu đồng/người. Đối với các tổ chức kinh tế có nhà xưởng hoặc nhà làm việc bị thu hồi, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì mức thưởng tối đa là 500 triệu đồng.

Tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang đang ngày một lan rộng ở Hà Nội. Hệ lụy để lại cho thị trường bất động sản, cho kinh tế xã hội là không nhỏ.

Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này rơi vào trạng thái đóng băng, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan.