Xin chữ - cho chữ thời nay

Tục xin chữ, cho chữ thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. Ngày càng có nhiều người tìm về những giá trị cốt lõi của nét văn hoá này.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Trở về Việt Nam ăn tết sau nhiều năm sinh sống ở Hà Lan, chị Lê Thị Lan Hương muốn tìm hiểu về những giá trị văn hoá của dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật thư pháp và tục xin chữ đầu năm. "Là một người sống ở nước ngoài và là một nhà giáo, mình cũng đang trên đường tìm lại gốc của tiếng Việt. Mình rất vui khi có nhiều người đang cùng bước trên con đường này", chị Hương chia sẻ.

Cũng có tình yêu với thư pháp và có mong muốn tìm hiểu về nguồn gốc của tục xin chữ, bạn trẻ Lê Quang Anh ở Thanh Xuân, Hà Nội, đã dự một buổi chia sẻ về thư pháp. Bạn Quang Anh cho biết: "Xin chữ đầu năm có hai ý nghĩa, một là thể hiện ước nguyện của người xin chữ, hai là thể hiện truyền thống ngày xưa với một phần ý nghĩa trừ tà".

Mỗi con chữ được viết ra chứa đựng mong ước tốt lành của cả người cho và người nhận. Đây là mạch nguồn để nghệ thuật thư pháp trở thành nét nhấn trong bức tranh mùa xuân và là món ăn tinh thần được nhiều người ưa chuộng trong mỗi dịp tết đến xuân về.

Theo nhà thư pháp Trần Quốc Chí - Chủ nhiệm CLB Thư hoạ Unesco Hà Nội, khi viết thư pháp, người viết cần huớng thiện, có suy nghĩ tốt và chỉ viết những điều có ý nghĩa tốt lành.

Ngày xuân đối với người Việt là khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của hy vọng và mong muốn tốt lành. Truyền thống xin chữ đầu năm góp phần duy trì dòng chảy văn hóa đẹp đẽ cho một dân tộc hiếu học và yêu văn hóa truyền thống như Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.

Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.

Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.

Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.

Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.

Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.