Hoàn thành dự án sông Tích vào cuối năm 2024

Dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích do thành phố Hà Nội tiếp nhận từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tổng mức đầu tư 6.914 tỷ đồng. Kiểm tra dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích, Bí thư thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu, phải hoàn thành vào cuối năm 2024.

Dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích do thành phố Hà Nội tiếp nhận từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tổng mức đầu tư 6.914 tỷ đồng với mục tiêu cấp nước tưới cho 16.000 ha đất sản xuất nông nghiệp; bảo đảm tiêu thoát nước, phòng, chống lũ cho lưu vực; tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng quỹ đất dọc hai bờ sông Tích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích.

Được khởi công từ năm 2011, dự án này đã nhiều lần trễ hẹn. Để khắc phục những điểm nghẽn của dự án, trong thời gian qua, HĐND thành phố đã phối hợp với huyện Ba Vì tập trung tháo gỡ khó khăn, nhất là việc giải phóng mặt bằng. Sông Tích đã thông dòng hơn 26km đầu tiên, từng bước đáp ứng cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của vùng hạ lưu.

Kiểm tra dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích, Bí thư thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu, phải hoàn thành vào cuối năm 2024. Đây là nhiệm vụ tối quan trọng, để duy trì lưu lượng nước ổn định, phục vụ sản xuất nông nghiệp, về lâu dài còn phục vụ sản xuất nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu.

Kiểm tra dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích, Bí thư thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu, phải hoàn thành vào cuối năm 2024.

Khó khăn lớn nhất của dự án trong hơn 10 năm qua là giải phóng mặt bằng cơ bản được hoàn tất. Từ 54 ha diện tích cần giải phóng mặt bằng, đến nay chỉ còn một hộ dân chưa đồng ý bàn giao đất cho dự án.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho mực nước của các sông xuống rất thấp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sớm có giải pháp để bảo đảm duy trì mức nước cao cho sông Tích thường xuyên, liên tục, ngay cả vào mùa khô.

Cải tạo, khôi phục sông Tích là mong mỏi của hàng chục nghìn hộ dân các huyện ngoại thành. Với sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên của lãnh đạo thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị thi công cam kết sẽ hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.