Đường kéo pháo đã đi vào lịch sử

"Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù...”. Những ca từ bất hủ ấy trong bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sỹ Hoàng Vân đã phần nào tái hiện những gian khó của quân đội ta khi kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử 70 năm trước. Con đường kéo pháo năm ấy đã đi vào lịch sử

Tuyến đường kéo pháo năm 1954 của bộ đội ta là một con đường mòn nằm trên vùng nương rẫy trống trải, nằm ẩn dưới tán rừng, luồn lách qua nhiều con đèo, trong đó đèo cao nhất là 1450m. 

Đường nhỏ, có độ dốc rất lớn, vực sâu và có nhiều khúc cua tay áo, bởi vậy việc dùng sức người kéo những khẩu pháo 105mm và pháo cao xạ 37mm vượt qua những dốc núi rất khó khăn, mất nhiều sức. Phải mất gần 10 ngày đêm các đơn vị pháo binh mới hoàn thành nhiệm vụ đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Hành trình kéo pháo của những chiến sĩ năm xưa được giữ bí mật tuyệt đối đến phút chót.

Hồi tưởng lại về hành trình này, cựu chiến binh Nguyễn Đức Cư (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) cho biết: đó là một hành trình với muôn vàn khó khăn, hiểm trở, hành quân đường dài, xe pháo cồng kềnh, nặng nề, vượt qua nhiều con đường chật hẹp, cầu cống ọp ẹp, rồi gặp nhiều con sông, khe suối; trong khi đó, ở trên không, máy bay địch không ngừng quần thảo, bắn phá, oanh tạc, còn ở dưới đất thì gián điệp phục kích, biệt kích…

Hành trình kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ là một hành trình với muôn vàn khó khăn, hiểm trở

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sự có mặt các loại pháo hạng nặng tham gia chiến đấu là một kỳ tích của quân đội Việt Nam, là đòn đánh quyết định đầy bất ngờ đối với quân Pháp. Góp phần phá tan pháo đài bất khả xâm phạm Điện Biên Phủ. Và con đường kéo pháo của chiến dịch đã trở thành con đường huyện thoại. minh chứng cho lòng quyết tâm giành chiến thắng, bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước của bộ đội ta. 

70 năm đã đi qua, con đường kéo pháo năm xưa vẫn còn đó những khúc cua, dốc rừng, nay đã được tôn tạo thành điểm di tích, nằm trên địa bàn xã Nà Nhạn, con đường dẫn vào thành phố Điện Biên, như để nhắc nhớ lớp lớp con cháu người Việt về ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của ông cha ta và những trang sử hào hùng, bất khuất về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp năm 2024 của Uỷ ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 4-9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát.

Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 3/11.

Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.