‘Làng Tây’ sẽ là một điểm đến của du lịch Hà Nội
Làng Cựu là ngôi làng của những thợ may "đồ Tây" nổi tiếng với những biệt thự kết hợp kiến trúc Việt cổ và Pháp, nằm bên dòng sông Nhuệ hiền hòa.
Nằm trên ngõ nhỏ giữa làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, xưởng may Trần Tùng đang vào những ngày tất bật cuối năm. Anh Trần Thanh Tùng, chủ xưởng may, là thế hệ thứ 4 tiếp nối nghề may truyền thống từ xưa của gia đình.
Làng Cựu đã nổi tiếng với nghề may âu phục từ thời Pháp. Những thợ may lành nghề nhất Hà Thành đều xuất thân từ đây. Những bộ âu phục đạt đến độ tinh xảo đã đưa làng Cựu vang danh khắp Đông Dương.
Từ nghề may âu phục, người dân làng Cựu đã đổi đời, xây được những căn biệt thự lớn, xa hoa. Trải qua thời gian, nhiều ngôi nhà có tuổi đời cả trăm năm nay trở nên cũ kỹ, hoang tàn.
Cụ Nguyễn Thiện Tứ, nay đã gần 90, là một trong số ít những người đang cố giữ lấy những nét xưa của làng Cựu: “Vì yêu nhà cổ, tôi quay về quê hương trông nom nhà, cùng sống chung với các gia đình hàng xóm láng giềng nơi tôi sinh ra để giữ lại cái nét kiến trúc đó, không những cho gia đình mà còn cho xã hội. Ngôi nhà cổ đó là ngôi nhà gắn bó với quê hương, với cuộc đời của 4 - 5 thế hệ trong gia đình, cho nên tôi yêu, tôi quý và tôi muốn ngôi nhà tồn tại mãi”.
Ông Huỳnh Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Từ, cho biết: "Chúng tôi cố gắng xây dựng xã Vân Từ nói chung và làng Cựu nói riêng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong các tuyến du lịch của thành phố Hà Nội. Kế hoạch phát triển làng nghề may comple ở xã Vân Từ cũng là một định hướng lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã Vân Từ. Đầu tư xây dựng hạ tầng khu cụm công nghiệp làng nghề comple Vân Từ sẽ được triển khai thi công trong thời gian tới".
Với những giá trị văn hóa lâu đời, xã Vân Từ đang cố gắng khai thác kho báu du lịch đi đôi với bảo tồn.
Những bản sắc của Tết cổ truyền sẽ được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long, thể hiện một Hà Nội cổ kính, truyền thống và thanh lịch.
Trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025, dự án cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh di tích Quốc gia Đền Bà Kiệu đã kịp thời hoàn thành.
Xin chữ đầu năm là truyền thống, nét văn hóa lâu đời của dân tộc. Trong ngày này, hình ảnh những ông đồ với áo the, khăn xếp di chuyển ngọn bút lông trên nền giấy đỏ đã trở thành hình ảnh in đậm trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nét đẹp ấy đang dần trở lại trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Chào xuân Ất Tỵ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát ở Đường Lâm, Sơn Tây, đã chế tác bộ tác phẩm "Thạch ong xà" gồm 45 bức tượng về rắn – linh vật năm 2025, kết hợp giữa điêu khắc gỗ, đá và nghệ thuật sơn mài.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều di tích của Hà Nội mở cửa miễn phí, tạo cơ hội cho người dân, du khách thập phương tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Thủ đô.
Đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ người dân và du khách tại TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã hoàn thành, sẵn sàng khoe hương sắc đón mừng năm mới.
0