Làng Tây ở huyện Phú Xuyên
Sở dĩ có danh xưng “Làng Tây của Hà Nội” là bởi nơi đây từng nổi tiếng với những biệt thự cổ mang đậm phong cách kiến trúc giao thoa Pháp – Việt, được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Sau chiếc cổng làng, một không gian khác mở ra, trái ngược hẳn với những con đường tấp nập, ồn ào của đô thị.
Gia đình ông Nguyễn Thiện Tứ có 4 thế hệ sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà cổ này. Rời làng để lập nghiệp, đến khi tuổi đã xế chiều, ông lại trở về làng Cựu để được sống với những ký ức xưa và giữ gìn ngôi nhà như một di sản cho thế hệ sau.
"Lý do mà tôi muốn trở về và sống trong căn nhà cổ này thứ nhất là vì yêu, đây là căn nhà được để lại từ thời các cụ tôi, cái nữa là tôi mong mỏi giữ lại cái nét kiến trúc, cái nét văn hóa cổ xưa của người Việt...", ông Nguyễn Thiện Tứ cho biết.
Những năm đầu thế kỷ XX, làng Cựu từng nổi tiếng với nghề may mặc. Nhiều cơ ngơi đẹp và bề thế của những “thợ may đệ nhất Hà Thành” mọc lên, với nét kiến trúc mái vòm cong kiểu Gothic, cột nhà chạm trổ hoa văn đặc trưng, nhưng kết cấu khung cửa bằng gỗ lim, những bức liễn đối chữ Hán và cấu trúc nhà ba gian và sân vườn có hàng cau, giàn trầu đặc trưng kiến trúc văn hóa Bắc Bộ. Những ngôi biệt thự cổ đang lưu giữ một thời kỳ thịnh vượng của làng Cựu hàng trăm năm trước.
Ông Huỳnh Văn Đức, Phó chủ tịch UBND xã Vân Từ, cho biết: làng Cựu là một ngôi làng có nhiều giá trị về lịch sử văn hóa và kiến trúc, chính vì vậy mà Đảng ủy, UBND xã rất là quan tâm đến việc bảo tồn những giá trị này, phối hợp với trường Đại học Xây dựng Hà Nội để thực hiện dự án số hóa mô hình 3D toàn bộ không gian kiến trúc của làng Cựu để phục vụ cho việc nghiên cứu bảo tồn và phục dựng lại làng cổ, bên cạnh đó ban hành quy chế quản lý làng cổ, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ.
Vẻ đẹp của làng Cựu nằm ở những biệt thự cổ mang trên mình dấu ấn thời gian, nhưng cũng chính thời gian lại đang là thử thách lớn nhất trongviệc bảo tồn kiến trúc nơi đây. Từ năm 2000, rất nhiều biệt thự cổ ở làng Cựu đã bị đập đi xây mới do đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều công trình khác cũng trong tình trạng tương tự nếu không có sự quan tâm đầu tư tu bổ kịp thời của cơ quan chức năng.
Đình cổ Đồng Lạc tại 38 Hàng Đào đã được xếp hạng là di sản văn hóa, một điểm đến quan trọng của những tour du lịch khám phá văn hóa lịch sử Hà Nội. Ngôi đình là một di tích quan trọng chứng minh cho các hoạt động buôn bán tơ lụa, hoạt động sản xuất thủ công truyền thống và văn hóa của người Thăng Long - Hà Nội.
Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, nằm trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối Trung tâm Hà Nội và các huyện phía Nam thành phố, trên tuyến làng Ngâu (huyện Thanh Trì), làng Phúc Am (huyện Thường Tín) và làng Cựu (huyện Phú Xuyên).
Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ thu hút những ai yêu thích lịch sử, mà còn gắn liền với hành trình khám phá làng lụa nghìn năm và tìm hiểu về cuộc đời Bác.
Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.
Cổng làng Cót thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, gợi lại ký ức về ngôi làng ven đô của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.
Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành, đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo.
0