Người dân các nước thích ứng với nắng nóng khắc nghiệt
Thế giới vừa trải qua tháng 4 nóng kỷ lục
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) nhận thấy tháng 4/2024 nóng nhất trên toàn cầu so với bất kỳ tháng 4 nào trước đó kể từ năm 1940. Nền nhiệt trong tháng 4 năm nay ấm hơn 1,58 độ C so với mức trung bình ước tính ở thời kỳ tiền công nghiệp.
Nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 4/2024 đã gây ra hạn hán ở miền Nam châu Phi, đe dọa nguồn cung cấp lương thực và sản xuất năng lượng. Tháng 4 vừa rồi nối tiếp một chuỗi những tháng nóng kỷ lục bắt đầu từ tháng 6 nóng nhất được ghi nhận vào năm 2023.
Nhiệt độ ở mức cao vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi hình thái thời tiết El Nino gây nắng nóng đang dần giảm tác động. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết thực trạng nắng nóng kỷ lục cũng được thúc đẩy bởi lượng khí thải nhà kính mà con người tiếp tục thải vào khí quyển.
El Nino đạt đỉnh điểm vào đầu năm nay và nhiệt độ bề mặt nước biển ở vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương hiện đang quay trở lại mức trung tính. Tuy nhiên, trong khi sự thay đổi nhiệt độ liên quan đến các chu kỳ tự nhiên như El Nino đến rồi đi, năng lượng dư thừa bị giữ lại trong đại dương và khí quyển do nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng sẽ tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức cao kỷ lục mới.
Ông Carlo Buontempo - Giám đốc Copernicus.
Tình trạng nóng lên toàn cầu đã làm tăng thêm khoảng 1,25 độ C nhiệt độ trung bình toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và El Nino có thể làm tăng thêm khoảng 0,25 độ C.
Nhà khí hậu học Julien Nicolas của Copernicus nhấn mạnh mức tăng nhiệt bất thường trong tháng 4 vừa qua không ảnh hưởng đến việc thế giới thực hiện mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhưng nó gióng lên hồi chuông báo động về điều kiện nhiệt độ toàn cầu hiện nay.
Dự báo khí hậu cho thấy nửa cuối năm 2024 có thể chuyển sang hiện tượng thời tiết La Nina, làm giảm nhiệt độ toàn cầu, nhưng điều kiện vẫn còn khá bất ổn. Theo ông Nicolas, El Nino kết thúc không có nghĩa là nhiệt độ cao chấm dứt.
Ấn Độ hứng chịu tác động của nắng nóng kéo dài
Ấn Độ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng và dễ bị tổn hại bởi nắng nóng. Tình trạng này ngày càng trở nên xấu đi với việc tần suất và khoảng thời gian xuất hiện nắng nóng, sóng nhiệt liên tục gia tăng và kéo dài. Số ngày và đêm nóng bức đã tăng lên đáng kể và theo dự đoán sẽ tăng từ 2 đến 4 lần vào năm 2050. Các đợt nắng nóng cũng được dự đoán đến sớm hơn, kéo dài hơn và trở nên thường xuyên hơn.
Ấn Độ đang phải trải qua một trong những đợt nắng nóng gay gắt nhất trong lịch sử tại nhiều bang của nước này. Nắng nóng đang bao phủ phần lớn diện tích Ấn Độ, với nhiệt độ lên tới 44 - 45 độ C. Những đợt sóng nhiệt đang không chỉ đe dọa sức khỏe của người dân mà còn đang đốt nóng những mối lo về tình trạng lạm phát giá lương thực, vốn đã diễn biến phức tạp tại Ấn Độ nhiều tháng qua.
Cái nóng tại quốc gia 1,4 tỷ dân với khoảng 800 triệu người thuộc diện hộ nghèo và thu nhập thấp chưa bao giờ là dễ dàng. Trong vài năm qua, biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng ngày càng trở nên phổ biến ở Ấn Độ, khiến hàng trăm người thiệt mạng, phần lớn là những người lao động làm việc ngoài trời.
Tình trạng nắng nóng kéo dài cũng có thể gây quá tải cho mạng lưới phân phối điện của Ấn Độ và dẫn đến tình trạng thiếu nước ở một số vùng.
Nắng nóng và tình trạng khô hạn kéo dài khiến người dân phải vật lộn để tìm kiếm nguồn nước cho sinh hoạt và làm nông nghiệp. Những cánh đồng khô hạn, các giếng nước đã cạn trơ đáy là hình ảnh chung tại nhiều vùng nông thôn ở bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ những ngày này. Trong khi nắng nóng mới chỉ bắt đầu từ đầu mùa hè này, nhưng theo người dân địa phương, tình trạng hạn hán đã xảy ra ở đây suốt một thời gian dài.
Hạn hán khiến người dân buộc phải dựa hoàn toàn vào nguồn nước từ các xe bồn vận chuyển nước từ những nơi khác tới. Tuy nhiên, lượng nước là có hạn và giá cả cũng không rẻ chút nào.
Những năm gần đây, Ấn Độ thường xuyên phải hứng chịu các đợt nắng nóng bất thường và hạn hán kéo dài. Điều này càng tạo áp lực lớn hơn lên hệ thống cung cấp nước ở những vùng khô hạn, đặc biệt khi nắng nóng kéo dài.
Nắng nóng cũng tác động đến ngành sản xuất nông nghiệp, lo ngại hơn cả hiện nay là các loại rau củ ngắn ngày và dễ hỏng. Ở một đất nước có tỷ lệ dân số ăn chay lớn nhất thế giới thì điều này gây ra những mối lo lớn về an ninh lương thực. Hiện giá rau củ đã phải chứng kiến mức lạm phát lên tới gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá biệt, giá hành củ đang chịu mức lạm phát tới 40%, hay cà chua lên tới 36%.
Không chỉ đe dọa ngành trồng trọt, người chăn nuôi gia súc để lấy sữa và các sản phẩm từ sữa tại Ấn Độ đang đứng ngồi không yên trong nắng nóng. Các ghi nhận cho thấy sản lượng sữa tại một số bang đã sụt giảm khoảng 15% vì nắng nóng.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất và tiêu thụ sữa lớn nhất thế giới. Theo các dự báo, đến năm 2030, nếu nắng nóng tiếp tục xu thế như hiện nay, ngành chăn nuôi lấy sữa và các sản phẩm từ sữa của Ấn Độ còn có thể bị thiệt hại lên tới 150 tỷ rupees, tương đương gần 2 tỷ USD mỗi năm.
Sản lượng trà của Ấn Độ tại một số bang canh tác chính được dự báo cũng sẽ bị hao hụt khoảng 30 - 35%. Cây trà tại Ấn Độ sinh trưởng lý tưởng trong nhiệt độ từ 28 - 30 độ C. Nắng nóng đang làm lá trà bị chuyển đỏ, sản lượng sụt giảm.
Nắng nóng trùng thời điểm Ấn Độ tổ chức cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Mặc dù trọng tâm là chính trị nhưng một yếu tố chính khác ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm nay được nhiều chuyên gia đánh giá là thời tiết.
Giải pháp chống nắng nóng tại Ấn Độ
Bằng cách thực hiện các biện pháp ngắn hạn và dài hạn, Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu giảm tối đa tác động của các đợt nắng nóng đối với cuộc sống con người và nền kinh tế. Khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, việc áp dụng và thực hiện kế hoạch hành động về ứng phó với nắng nóng (được đưa ra vào năm 2013) đang trở thành một nhu cầu cấp thiết ở Ấn Độ để giải quyết hiệu quả các tác động của sóng nhiệt. Bên cạnh đó, người dân cũng đang tự mình tìm các giải pháp để nhanh chóng hạ nhiệt.
Các quầy tráng miệng và đồ uống đang ghi nhận lượng khách hàng tăng cao khi người dân ở bang Maharashtra, Ấn Độ tìm cách giải nhiệt trong cái nóng oi bức. Nhiều người đổ xô đến các quầy xe bán đồ uống như nước trái cây, sữa bơ và kem. Trẻ em và những người trẻ tuổi thì nô đùa tại các ao, hồ hoặc ra biển để tắm mát. Một số người khác tìm đến các biện pháp che chắn tạm thời, nhằm giảm sự tác động của ánh mặt trời lên da.
Các vòi phun nước được sử dụng tại thành phố Ahmedabad như một phần trong nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm giúp người lái xe trên đường đối phó với đợt nắng nóng gay gắt. Các nhà chức trách ở thành phố Pondicherry phía Nam của Ấn Độ thì lắp đặt các tấm lưới tại các điểm chờ đèn tín hiệu giao thông nhằm giúp người dân tránh phải chờ đợi dưới nắng nóng liên tục. Thời gian dừng chờ đèn giao thông ở đây thường là 2 phút. Người dân cho biết họ hài lòng với việc có thể thư giãn dưới bóng râm trong vài phút khi đứng trước đèn giao thông.
Giới chức Ấn Độ cũng đang thực hiện những nỗ lực cải thiện khả năng ứng phó lâu dài với sóng nhiệt thông qua kế hoạch hành động về ứng phó nắng nóng cấp thành phố (HAP) với các biện pháp dài hạn như mở rộng và cải thiện hệ thống cảnh báo sớm, đồng thời lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp; tăng cường đào tạo nhân viên y tế về chuẩn bị ứng phó khẩn cấp; quy hoạch đô thị thông minh thân thiện môi trường. Ngoài ra, Ấn Độ cũng thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để giảm phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện. Khi những rủi ro về nhiệt liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc củng cố và hoàn thiện kế hoạch hành động cũng như các biện pháp khác nhằm giảm tác động của nắng nóng cực đoan đối với đời sống người dân và nền kinh tế quốc gia đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Điều chỉnh để thích nghi với nắng nóng
Các nước Đông Nam Á đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Mới đầu hè nhưng nhiệt độ ở Thái Lan trong nửa đầu tháng 5 thường xuyên ở mức 38 - 40 độ C, nhiệt độ cảm nhận lên đến 44 độ C. Không riêng Thái Lan, Philippines cũng đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, buộc hàng triệu trẻ em phải ở nhà khi các trường học đóng cửa. Đợt nắng nóng không ngừng thiêu đốt Philippines kể từ tháng 11/2023, trời hầu như không mưa khiến nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức cao và mặt đất khô nứt.
Một số tỉnh, thành tại Philippines đã tạm thời cho phép người lao động chuyển sang cơ chế làm việc 4 ngày/tuần để tránh những ảnh hưởng từ nắng nóng cực đoan. Nhiều địa phương đã áp dụng chính sách giờ làm mới, cho phép công chức làm việc 4 ngày/tuần tại văn phòng bắt đầu từ nay đến tháng 7.
Cụ thể, nhân viên sẽ làm việc từ 7h sáng đến 6h chiều và được nghỉ làm từ thứ Sáu hàng tuần.Tuy nhiên, chính sách này không áp dụng với người lao động tuyến đầu như lính cứu hộ, cảnh sát giao thông hay nhân viên y tế.
Nắng nóng gay gắt buộc hàng loạt trường học tại Philippines phải chuyển sang hình thức học trực tuyến như thời COVID-19.
Tại Thái Lan, do ảnh hưởng của nắng nóng, Tổng cục Du lịch nước này đã quyết định thay đổi chiến lược quảng bá du lịch cho mùa hè này. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, nắng nóng gay gắt đã khiến du khách ngại đi du lịch, đặc biệt là người cao tuổi. Nhiều du khách tránh các địa điểm ngoài trời như đền chùa và chọn các hoạt động trong nhà hoặc các địa điểm du lịch có không khí mát mẻ như thác nước.
Chính vì vậy, cơ quan này sẽ chuyển trọng tâm của các chiến dịch quảng bá sang du lịch sáng sớm và ban đêm để tránh nắng nóng gay gắt với các hoạt động như chạy bộ, chèo thuyền hoặc ngắm sao. Điều này sẽ giúp cải thiện thu nhập cho các nhà khai thác địa phương đang bị mất doanh thu do thời tiết.
Theo bà Somradee Chitchong - Tổng Cục phó Tổng cục Du lịch Thái Lan, cơ quan này cũng có kế hoạch cải thiện thị trường trong mùa mưa, đặc biệt là ở miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan, để bù đắp tổn thất do khói mù độc hại PM2.5 kéo dài hơn dự kiến ở những khu vực này.
Ứớc tính 66% khả năng rằng 2024 sẽ là năm nóng kỷ lục và 99% khả năng đây sẽ là năm nóng thứ 2 liên tiếp sau năm 2023. Theo thống kê hiện nay, nhiệt độ sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt như vậy, chừng nào con người chưa chấm dứt những hành động làm gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.
0