Người mua nhà vẫn cân nhắc dù lãi suất vay giảm

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong nửa đầu năm nay, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng hơn 10%. Tuy nhiên, tín dụng vay mua nhà tiêu dùng rất thấp, chỉ ở mức hơn 1%.

An cư lạc nghiệp - đây là mong mỏi của rất nhiều người, trong đó có anh Trần Đức Trung. Dù làm việc trong lĩnh vực tài chính với mức thu nhập khá cao, nhưng anh vẫn không đủ tiền để mua nhà. Giá nhà, đất liên tục tăng phi mã. Lãi suất ngân hàng dù có giảm nhưng vẫn còn đó nhiều lo ngại.

Anh Trần Đức Trung (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) chia sẻ: “Lãi suất cố định ba năm đầu tiên hoặc hai năm đầu tiên rất là rẻ, nhưng mà sau đó thì sẽ là lãi suất thả nổi. Sau đó, bạn sẽ phải trả gốc cả lãi hàng năm và mình đã gặp rất nhiều trường hợp là mọi người sau khi mua được căn nhà của mình xong thì kinh tế gặp vấn đề và các bạn ấy không trả được phần gốc và lãi hàng tháng”.

Làm một phép tính như sau: Thu nhập của anh Trung hàng tháng khoảng 17 triệu đồng, tương đương 200 triệu một năm. Để mua một căn hộ ở Hà Nội có giá khoảng 4 tỷ đồng, sẽ phải mất khoảng 20 năm. Nếu vay ngân hàng khoảng 2 tỷ trong vòng 20 năm, ở nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất dao động 5,2 - 8,5%/năm, mỗi tháng khoản tiền cả gốc và lãi phải trả dao động 17 - 22 triệu đồng/tháng. Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất vay mua nhà từ 6,6 - 9,5%/năm thì mức tiền phải đóng hàng tháng sẽ khoảng 18 - 23 triệu/tháng. Trong khi, 17 - 21 triệu/ tháng sẽ là số tiền phải trả khi vay tại nhóm các ngân hàng nước ngoài, mức lãi suất ưu đãi khoảng 5,5 - 7,5%/năm, tùy từng kỳ hạn.

Nghĩa là nếu vay 2 tỷ mua nhà, toàn bộ thu nhập của Trung cũng chỉ đủ trả gốc và lãi, không còn tiền để ăn uống, sinh hoạt. Đây là nguyên do khiến người dân không mặn mà dù lãi suất cho vay đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cho hay: “Cái chính là vì giá nhà còn cao. Đấy là nguyên nhân sâu xa nhất mà người mua nhà còn đang kỳ vọng giá nhà có thể giảm một chút hoặc là các chính sách ưu đãi của chủ đầu tư tung ra nhiều hơn thì họ có thể sẵn sàng xuống tiền và trong đó có việc vay ngân hàng. Một vấn đề nữa là thu nhập người dân có tăng lên thời gian vừa qua nhưng chưa được như mong muốn. Chính vì thế người ta chưa thể đảm bảo được nguồn lực tài chính để mà xuống tiền mua nhà vào thời điểm hiện nay.”

Việc giảm lãi suất cho vay mua nhà có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân. Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp toàn diện để giải quyết triệt để vấn đề. Nguyên nhân chính vẫn là giá nhà, đất bị đẩy lên quá cao so với thu nhập khiến nhiều người phải tạm gác giấc mơ an cư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 4 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 179ha.

Nhà máy, trường học được di dời sẽ giải phóng một nguồn lực lớn về đất đai, tăng quỹ đất nội đô, vừa giúp giãn dân, giảm áp lực dân số, đặc biệt khi quỹ đất nội đô hiện ngày càng hạn hẹp. Nhưng để thực hiện điều này, vẫn còn một số thách thức đang được đặt ra.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ ký ban hành. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị, nông thôn theo hướng phát triển bền vững có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và môi trường sống lành mạnh.

Trong tháng 1 này, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Đáng chú ý, đất huyện Ba Vì chỉ có giá khởi điểm từ gần 1 triệu đồng/m2.

Với những dự án đã khởi công và chuẩn bị triển khai, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến trong năm 2025, thành phố sẽ có khoảng 15 nghìn căn hộ nhà ở xã hội được bán ra thị trường.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.