Người Việt ở LB Nga tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bàng hoàng, hụt hẫng, tiếc thương,… là cảm xúc chung của những người con đất Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7/2024.
Những người Việt Nam ở nước ngoài có thể nhìn thấy chính sách kinh tế và đối ngoại của đất nước đã rất hiệu quả. Nhờ vậy, vị thế của người Việt Nam ở nước ngoài cũng được nâng cao, là tiền đề rất tốt để bà con có cơ hội làm ăn sinh sống và phát triển, ổn định lâu dài tại nước bạn". 
Ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga

Tôi có ấn tượng rất sâu sắc về con người gần gũi, bình dị của Tổng Bí thư. Từ ánh mắt sáng và giọng nói hiền từ cho tôi cảm giác rất tin tưởng ngay từ lần đầu được gặp".

Ông Trần Phú Thuận, Phó Chủ tịch Thường trực Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga

Tôi còn nhớ, trong một cuộc gặp gỡ, bà con đặt rất nhiều câu hỏi cho Tổng Bí thư. Tổng Bí thư sau khi trả lời hết các câu hỏi đã đi xuống phía bà con, bắt tay nhiều người và có hỏi tôi rằng: tôi trả lời như vậy đã được chưa? Tất cả chúng tôi rất xúc động và cảm nhận được tình cảm ấm áp Tổng Bí thư dành cho cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga".

Chị Phạm Thanh Xuân, đại diện cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga

Trong tôi, Tổng Bí thư là nhà chính trị, nhà tư tưởng kiệt xuất, đồng chí đã viết rất nhiều tác phẩm lý luận và tôi có vinh dự được tham gia nhận xét, điển hình là tác phẩm Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Có thể nói đây là tác phẩm mang tính nền tảng và có tính thời sự rất cao".

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phát triển Hợp tác Nga - Việt “Truyền thống và Hữu nghị”
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp năm 2024 của Uỷ ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 4-9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát.

Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 3/11.

Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.