Những điều dưỡng tận tâm
Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, thăm hỏi, động viên và chăm sóc người bệnh.
Tận tâm phục vụ, lấy nụ cười của trẻ thơ làm niềm vui của chính mình là phương châm sống và làm việc của điều dưỡng Nguyễn Thị Hiền, công tác tại Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh.

Trên hành trình tìm lại sức khỏe cho các bệnh nhi, chị không chỉ thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, mà còn tận tâm trong công tác chăm sóc người bệnh, linh hoạt, mềm dẻo trong mọi ứng xử.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Hiền, Khoa Nhim Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh cho biết: "Nghề nào cũng là nghề cao cứu và đặc biệt chúng tôi lại chọn cái nghề làm trong ngành y là nghề cứu chữa bệnh nhân khỏi bệnh tật, ốm đâu để được khoẻ mạnh về nhà, thì với tôi đó làm một nghề rất là cao quý".

Còn với điều dưỡng Lê Thị Phương, làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc là một thử thách không nhỏ khi đến với nghề.
Đặc thù của khoa hầu hết là các bệnh nhân nặng, mỗi ca trực ở đây như một cuộc chạy đua với thời gian, nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh trong từng giây, từng phút.

Áp lực công việc đè nặng, nếu không có tình yêu công việc, sự hăng say thì không thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, bày tỏ: "Ngoài sự quan tâm của các bác sĩ thì các điều dưỡng y tá ở đây cũng điều rất tận tình chăm sóc bệnh nhân. Hằng ngày, thì các cô điều dưỡng làm việc rất đúng giờ và tận tình từ khâu thay băng đến chăm sóc bữa ăn cho mẹ tôi, tôi cảm thấy rất là hài lòng".

Là bệnh viện có số lượng bệnh nhân đông, nhiều ca bệnh nặng nên công việc của điều dưỡng tại đây rất áp lực, nhất là một số khoa như: cấp cứu, hồi sức tích cực chống độc…
Tuy vậy, những điều dưỡng làm việc tại bệnh viện vẫn hăng say, tận tụy với nghề, luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn cũng như y đức, góp phần rất lớn trong việc chăm sóc cho bệnh nhân.

BSCK II Đinh Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh, cho biết: "Tăng cường các công tác tập huấn, đào tạo về chuyên môn, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.
Bên cạnh đó là tập huấn về giao tiếp ứng xử để đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viên cũng động viên với các diều dưỡng trong việc nghiên cứu chăm sóc người bệnh".

Được ví là những người có đôi tay mềm nhất, đôi tai thính nhất và trái tim đầy bao dung, nhân hậu, đội ngũ điều dưỡng chiếm trên 50% nhân lực trong các cơ sở y tế, đội ngũ điều dưỡng với công việc thầm lặng hàng ngày đã trở thành cánh tay đắc lực của hệ thống y tế với mục tiêu hướng đến là sự phục hồi sức khỏe của mỗi bệnh nhân.


Tình trạng trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng đang có dấu hiệu tăng nhanh, đặc biệt là tại Hà Nội với hơn 300 ca tại 29/30 quận, huyện.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi là một bệnh nhi 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm. Đây là trường hợp mắc sởi tử vong đầu tiên tại Hà Nội trong năm 2025.
Phát hiện sớm, quản lý, điều trị tại cộng đồng có vai trò quan trọng để khống chế bệnh lao, giảm tỷ lệ bệnh nhân lao trong cộng đồng.
Bị đẻ rơi bên đường khi mới được 26 tuần, nặng vỏn vẹn 900g, bé trai vượt qua hàng loạt nguy cơ tử vong để hồi phục ngoạn mục sau ba tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Dịch sởi bùng phát trở lại bắt nguồn từ tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt, dịch vào chu kỳ và biến đổi khí hậu.
Chương trình Chống lao thành phố Hà Nội đang duy trì mạng lưới phòng chống lao từ tuyến thành phố đến 100% xã/phường/thị trấn.
0