Nỗ lực phi thường của những nữ cảnh sát cơ động

Những ngày này hàng ngàn cán bộ cảnh sát lực lượng CSCĐ đang ngày đêm hăng say, tập luyện chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ và nhiệm vụ diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong không khí đầy nhiệt huyết đó, những "bông hồng thép" đã nở rộ, là nguồn động viên không ngừng cho mọi người xung quanh.

Những màn biểu diễn thể hiện khả năng phi thường được thực hiện bởi các nữ cảnh sát đặc nhiệm. Để thực hiện được những động tác khó, nguy hiểm đó là thành quả của quá trình khổ luyện với phương pháp đặc biệt và chương trình rèn luyện nghiêm túc kỷ luật.

 

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ và nhiệm vụ diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lúc đầu tôi khá là sợ vì thể lực bản thân mình yếu hơn các bạn nam. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình từ các bạn thì bản thân tôi đã bỏ qua nỗi sợ đó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Hạ sĩ Lò Thị Thu Hương - Đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1, Bộ Tư lệnh CSCĐ.

Vượt qua mọi giới hạn của vật lý và tinh thần, những nữ chiến binh thép của lực lượng CSCĐ đã làm được những điều mà người thường khó có thể làm được. Từ những cô gái liễu yếu đào tơ chưa từng trải qua đào tạo về võ thuật, khí công nhưng những bông hồng thép của lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã miệt mài học tập, trau dồi kỹ năng vượt qua những thử thách về tinh thần để đạt được kết quả như ngày hôm nay.

 

 

Từ những cô gái liễu yếu đào tơ chưa từng trải qua đào tạo về võ thuật, khí công nhưng những bông hồng thép của lực lượng cảnh sát đặc nhiệm

Dưới điều kiện không thuận lợi lắm của miền Bắc, nhờ sự nỗ lực của các chiến sĩ CSCĐ và sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, chúng tôi luôn luôn cố gắng vượt nắng thắng mưa để hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ chung được giao phó. Tôi cảm thấy rất vinh dụ và tự hào khi được tham gia buổi diễu binh, diễu hành trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ. Tôi cũng nhận thức được đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, lớn lao và cũng là cơ hội tốt để tôi có thể rèn luyện bản thân mình. 

Thượng sĩ Tô Việt Hà - Khối nữ chiến sĩ CSCĐ.

 

Các nữ cán bộ cảnh sát Bộ Tư lệnh CSCĐ tham gia các khối diễu binh, diễu hành, biểu diễn võ thuật dù thời tiết khắc nghiệt

Ngoài các tiết mục võ thuật khí công, các nữ cán bộ cảnh sát Bộ Tư lệnh CSCĐ tham gia các khối diễu binh, diễu hành, biểu diễn võ thuật vẫn hăng say luyện rèn dù thời tiết khắc nghiệt với nền nhiệt có thời điểm gần 40 độ C xen lẫn mưa rào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 400 ha rừng tràm sản xuất tại huyện Giang Thành, thuộc Sư đoàn 330, Quân khu 9 quản lý, đang cháy lớn. Hơn 550 chiến sĩ được huy động dập lửa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Trong thắng lợi vĩ đại ấy, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của đội dân công cùng những chiếc “xe đạp thồ” ngày đêm âm thầm ra trận phục vụ chiến dịch.

Chương trình hoạt động của Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ về việc đảng viên đăng ký đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đã tạo đột phá. Nhiều việc mới được hoàn thành, những việc khó tồn tại nhiều năm đã được các đảng viên đưa ra giải pháp tháo gỡ.

Để kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào ngày 2/5 tới đây, Đài Hà Nội sẽ tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên "Từ mùa Hè Điện Biên đến mùa Thu Hà Nội". Chương trình sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, kênh phát thanh FM96, ứng dụng Hanoi On và các nền tảng số của Đài Hà Nội. Công tác chuẩn bị, tập luyện cho chương trình đang được tích cực triển khai.

Hiện các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động. Điều này đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng của người dân, góp phần từng bước giải quyết nhiều vấn đề giao thông tồn tại.

Sau một năm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, đến nay huyện Hoài Đức đã đạt được kết quả khả quan. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng cảnh sát hành chính, công an các xã, thị trấn.