Phát động cuộc thi viết Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long năm 2024
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 30 năm Ngày thành lập quận Tây Hồ (27/12/1995-27/12/2025), chiều 04/10, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024.
Cuộc thi nhằm phát huy tính sáng tạo trong công tác tuyên truyền, quảng bá, đề xuất các sáng kiến, giải pháp có tính chất đột phá, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của quận Tây Hồ; khơi dậy khát vọng đổi mới, sáng tạo; chú trọng phát triển ngành dịch vụ, du lịch gắn với các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống của quận, giai đoạn 2020-2025.
Phát biểu tại lễ phát động, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Với mong muốn tìm ra những ý tưởng hay, “hiến kế” những giải pháp mang tính đột phá, Quận ủy Tây Hồ xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024.
Cuộc thi nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển quận Tây Hồ xứng tầm với tiềm năng, vị thế sẵn có, sớm trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 gắn với thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII và các chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.
Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.
UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
UBND huyện Mê Linh quyết định kéo dài thời gian tổ chức festival hoa đến hết Tết Dương lịch (1/1/2025), nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.
0