Sinh viên làm thiết bị chống ngủ gật khi lái xe

Một nhóm sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu, chế tạo ra một thiết bị đeo tai đo sóng não, giúp lái xe tỉnh táo, chống ngủ gật.

Thiết bị mang tên Awake Drive đã xuất sắc đoạt giải quán quân Sáng tạo trẻ 2023 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1,35 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó khoảng 10-15% liên quan đến việc lái xe thiếu ngủ khi điều khiển phương tiện giao thông.

Sinh viên Trần Văn Lực, Nhóm trưởng nhóm Neural of things - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, qua khảo sát có tới 60% tài xế thừa nhận họ buồn ngủ khi tham gia giao thông. Theo thống kê số vụ tai nạn 2023 có tới 20% số vụ tai nạn có nguyên nhân bắt đầu từ việc tài xế thiếu tỉnh táo. Mặc dù nguyên nhân này khá phổ biến nhưng người tham gia giao thông chưa tập trung xử lý nên nhóm các bạn trẻ muốn đề xuất giải pháp xử lý triệt đề vấn đề này.

Thiết bị mang tên Awake Drive đã xuất sắc đoạt giải quán quân Sáng tạo trẻ 2023 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức

Sản phẩm Awake Drive gồm phần cứng là thiết bị đo sóng não và phần mềm ứng dụng phát nhịp Isochronic. Bằng cách kích thích các vùng não liên quan đến sự tập trung, sản phẩm giúp người lái xe duy trì trạng thái tỉnh táo và tăng cường khả năng phản ứng trong quá trình lái xe.

Sinh viên Nguyễn Tấn Đạt - Nhóm Neural of things - Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: "Khi nghiên cứu về sóng não, em nhận thấy mình có thể tận dụng công nghệ này để làm cho người dùng tỉnh táo trở lại. Sóng não là cội gốc trạng thái của con người. Nếu chúng ta tỉnh táo thì sóng não thì tần số sóng não cao, nếu buồn ngủ sóng não chậm lại. Như thế chúng em có thể nhận dạng ra dễ dàng thay vì sử dụng camera như các sản phẩm hiện tại.

Awake Drive hiện có hai phiên bản: đeo ở trán - đo và kết nối với một ứng dụng trên điện thoại; đeo như một tai nghe. Nhóm sinh viên đang cập nhật phần cứng để tinh giản hình thức sản phẩm, đem lại sự tiện lợi cho người sử dụng.

Awake Drive hiện có hai phiên bản: đeo ở trán - đo và kết nối với một ứng dụng trên điện thoại; đeo như một tai nghe.

TS. Trịnh Văn Chiến - Trường CNTT và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Dưới cương vị là giáo viên hướng dẫn, tôi tham gia tư vấn về khía cạnh học thuật, xây dựng mô đun về trí tuệ nhân tạo cũng như xử lý dữ liệu thu thập từ sóng não để định hướng cho các bạn trong quá trình hoàn thiện sản phẩm".

Bà Phạm Hoài Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khởi nghiệp sinh viên - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, thời gian tới Trung tâm sẽ kết nối với các đơn vị để hỗ trợ cho các em gọi vốn. Bắt đầu từ tháng 7, Trung tâm sẽ phối hợp với BK fun để mang ý tưởng này đến cho các em, để các em có thể tham gia gọi vốn thành công.

Trong tương lai, nhóm sinh viên sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm nhằm tạo ra thiết bị đeo tai dễ chịu, thoải mái hơn. Với phần mềm, nhóm sẽ thu thập thêm dữ liệu để đạt độ chính xác cao hơn, đồng thời nghiên cứu ứng dụng sản phẩm vào các lĩnh vực khác của cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà máy sản xuất robot của Công ty EX-Robots, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, tạo ra những robot hình người với gương mặt có thể thể hiện cảm xúc giống hệt như người thật.

Thiết bị IF Water sử dụng công nghệ nén hơi cơ học để chưng cất nước, tạo ra nước sạch tinh khiết, an toàn để uống và loại bỏ mọi chất gây ô nhiễm.

Thiết bị này giúp các nhà khoa học theo dõi độ tan chảy của sông băng chính xác hơn và nhanh hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.

Tại TP. Hồ Chí Minh mới đây khai mạc Triển lãm Quốc tế Phim và Công nghệ Truyền hình Việt Nam lần thứ 12 (Telefilm Vietnam 2024) với nhiều hoạt động kết nối sôi nổi.

Một thiết bị làm mát giúp các vận động viên giải nhiệt cơ thể, làm cho máu lưu thông tốt hơn đến tim và cơ bắp vừa được giáo sư sinh học Craig Heller tại đại học Stanford phát minh.

Trung Quốc dự đoán robot hình người sẽ sớm được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và đời sống hàng ngày.