Thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất xanh

Phát triển xanh, bền vững được định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021- 2030 của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 hay còn gọi là Net zero vào năm 2050 được Việt Nam cam kết tại Hội nghị Cop26. Để làm được điều này doanh nghiệp được xác định là thành phần đi đầu trong chuyển đổi xanh.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Nhận thấy tầm quan trọng của sản xuất xanh trong việc nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, tiến tới xuất khẩu sang nước ngoài, Hợp tác xã sản xuất và chế biến chè Thắng Lợi đã chuyển đổi sản xuất theo giải pháp xanh được 6 năm nay

Các sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh và chứng chỉ cacbon sẽ đạt được giá bán cao hơn nhiều lần và không phải nộp thuế cacbon, trong khi đó các sản phẩm cùng loại của các nước khác nếu không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ phải nộp thuế cacbon, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm Việt. Đây chính là cơ hội cũng là thách thức cho doanh nghiệp Việt đẩy mạnh chuyển đổi xanh trong thời gian tới.

Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu như chính sách tăng trưởng xanh châu Âu, thỏa thuận xanh châu Âu kèm thao các cơ chế chương trình như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, chiến lược từ trang trại đến bàn ăn, kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu về “tính xanh” đối với các sản phẩm Việt Nam cũng cao hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải chuyển dịch để đáp ứng các yêu cầu, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Kinh tế tư nhân đang là khu vực đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển, khiến doanh nghiệp khối này “chậm lớn”.

Tại Chỉ thị số 10 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để đến năm 2030 có thêm một triệu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.

Phát huy thế mạnh của hệ sinh thái đa dịch vụ, Công ty Cổ phần ROX Key Holdings (mã CK: TN1) hợp lực xây dựng các sản phẩm mới, tìm kiếm cơ hội để kết nối với khách hàng tiềm năng.

Việc tích cực tham gia phong trào “Đổi mới và nâng cao năng suất với quản trị tinh gọn” (LEAN) đã giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất tới 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi.

Số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động cao gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy bức tranh đáng buồn trong đời sống doanh nghiệp Việt Nam.