Tuần phim tôn vinh người lính
Các tác phẩm điện ảnh trình chiếu trong Tuần phim hướng tới đề tài trung tâm là chiến tranh cách mạng và hậu chiến.
Trong các cuộc kháng chiến, họ đã dành cả tuổi thanh xuân để chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Khi hòa bình, họ lại cùng chung tay xây dựng đất nước, xoa dịu nỗi đau chiến tranh, giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.
Nhân dịp này, Điện ảnh Quân đội nhân dân cũng tổ chức Tuần chiếu phim miễn phí từ ngày 17 đến 20/12, tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân (17 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Các bộ phim cũng nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay.
Phim điện ảnh “Sao xanh nơi biển sóng” sẽ khai mạc tuần phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân. Những bộ phim về đề tài người lính biên phòng đã được khai thác khá nhiều, không còn xa lạ với khán giả yêu điện ảnh.
Tuy nhiên, trên màn ảnh Việt, Bộ đội Biên phòng thường được đặt trong bối cảnh đất trời biên giới, với nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc.
Lần đầu tiên, một câu chuyện trinh thám, phá án về đường dây buôn bán ma túy trái phép trên tuyến biên phòng biển được kể lại qua phim truyện nhựa.
Đó là tác phẩm “Sao xanh nơi biển sóng” do Đạo diễn: Bùi Tuấn Dũng thực hiện. Những pha hành động kịch tính giữa lực lượng Bộ đội Biên phòng và các đối tượng buôn bán trái phép chất ma túy được thể hiện một cách chân thực.
Nhiều gương mặt quen thuộc của điện ảnh Việt cũng góp mặt trong phim như: NSƯT Minh Phương, NSƯT Hồ Phong, Đặng Minh Cúc, Hoàng Ngọc Hải, Huyền Trang…
Trong khuôn khổ Tuần phim, khán giả được thưởng thức các tác phẩm do Điện ảnh Quân đội nhân dân và các hãng phim trong nước sản xuất như: Phim tài liệu “Thanh âm đại ngàn”; phim truyện “Đường thư”; phim tài liệu “O Chẩm”; phim truyện “Đất lành”; phim tài liệu “Thép trong lòng biển sâu”; phim truyện “Tiểu đội hoa hồng”.
Đây đều là các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng và hậu chiến, với hình tượng chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được khắc họa rõ nét, chân thực và sinh động.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
0