Văn hoá ứng xử giúp kết nối gia đình tốt hơn

Nhịp sống hiện đại, tất bật cùng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cũng như sự mất cân bằng trong quan hệ gia đình đã dẫn đến khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng rõ. Nâng cao văn hóa ứng xử, giữ gìn truyền thống tốt đẹp nhưng không phủ nhận những quan điểm mới, đó là cách để phát huy giá trị của gia đình, từ đó, tạo nên những hạt nhân thực sự hạnh phúc.

Văn hóa ứng xử trong gia đình vì thế cũng chịu nhiều tác động. Bố mẹ có hiểu con cái không, con gái có biết thông cảm với bố mẹ, ông bà mình hay không vẫn là những câu hỏi xuất hiện hàng ngày ở mỗi gia đình.

Dẫu biết, xã hội phát triển kéo theo những giá trị cũ cần được thay đổi để thích ứng trong hoàn cảnh mới, một trong những vấn đề được đặt ra đó là sự thay đổi hệ giá trị văn hóa gia đình trong đó có việc giáo dục con cái. Đáng nói ở chỗ, chính các bậc phụ huynh cũng là con trẻ vậy tại sao nhiều năm qua, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái vẫn luôn là vấn đề khó có lời giải, xảy ra trong không ít gia đình.

Một vấn đề được đặt ra đó là sự thay đổi hệ giá trị văn hóa gia đình trong đó có việc giáo dục con cái

PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam cho rằng: "Thời đại ngày trước mang nặng tính giáo dục một chiều, mang tính chất khá thụ động thì can ép, đặt đứa trẻ vào tình thế bị thụ động và mang tính phản kháng cao, đặc biệt là khi chúng cần có sự trao đổi."

Vì thế để gia đình là nơi chốn bình an nhất cho các thành viên bình an đi về tạo tiền đề cho một xã hội phát triển bền vững văn minh là trách nhiệm không chỉ riêng ai.

Gia đình vẫn luôn là số một, vẫn luôn là cái đáng quan tâm nhất

NSND Trung Anh, Nhà hát Kịch Việt Nam chia sẻ: "Với ai cũng thế thôi, chứ không phải đặc biệt với người này hay người khác, thì gia đình vẫn luôn là số một, vẫn luôn là cái đáng quan tâm nhất."

Gia đình Việt Nam truyền thống được gắn kết bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều nét đẹp trong văn hóa mang tình truyền thống của người việt, trao truyền qua nhiều thế hệ đã trở thành các chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Vì vậy dù cuộc sống ngoài kia có mệt mỏi bề bộn đến đâu thì gia đình luôn là chốn bình yên cho chúng ta tìm về để cảm nhận sự tĩnh lặng và trao nhau những nụ cười hạnh phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.