Gìn giữ văn hoá thưởng trà của người Việt

Ngày Tết mà thiếu Trà, là thiếu đi hương vị, đậm đà của ngày xuân. Người Việt từ xưa, coi trà như lẽ sống, là người bạn tri âm. Chính vì lẽ đó, mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh những sản vật quen thuộc, như mâm ngũ quả, hoa đào, hoa mai,… thì những tách trà, như sợi dây vô hình, kết nối chúng ta lại gần nhau hơn. Với nhiều người, trà không đơn thuần chỉ là thức uống. Pha trà còn là cả một bộ môn nghệ thuật, cần được gìn giữ và lưu truyền.

Với gia đình ông bà Khánh ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội cho rằng việc uống trà mỗi ngày gần như đã đi sâu vào tiềm thức, ông chia sẻ thêm "uống một tách trà, đi xa vạn dặm”. Câu nói của các cụ xưa đã khái quát được tất cả về văn hóa, tinh hoa trà Việt. Chính vì vậy, mỗi dịp tết đến, ngoài việc chỉnh trang nhà cửa, sắm sửa lễ vật, không thể thiếu ấm trà thơm nồng hiếu khách.

Theo Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, người đã dành hơn nửa cuộc đời mình với việc nghiên cứu, sưu tầm các loại trà nổi tiếng chia sẻ, Thưởng thức một chén trà, mang phong cách Việt, là việc mang nhiều ý nghĩa.

Có rất nhiều cách pha trà độc đáo, và khác biệt

Điều đặc biệt của trà không chỉ nằm ở hương vị, mà còn ở nghệ thuật của người làm trà. Từ thời xa xưa, các bậc tiền nhân đã đánh giá rằng, pha trà và thưởng trà, là một bộ môn nghệ thuật, phi công thức.

Bởi vậy, nên người dân Việt ta, có rất nhiều cách pha trà độc đáo, và khác biệt của riêng mình. Một trong những nét riêng biệt, của trà đạo Việt Nam, đó chính là nghệ thuật pha trà: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm chia sẻ, để có được nghệ thuật pha trà, bà đã phải dành hơn 30 năm theo học.

Pha trà còn là cả một bộ môn nghệ thuật, cần được gìn giữ và lưu truyền

Trà len lỏi trong đời sống lao động, trong sinh hoạt gia đình, trong cung đình, trong mọi giới. Tuỳ vào hoàn cảnh khác nhau, mà trà được coi trọng và sử dụng phù hợp. Khi giản dị, khi lại cao sang.

Cách uống và cách pha trà cũng tuỳ vào thực tế mà có những thay đổi khác nhau. Lúc thì đơn giản, nhưng lúc lại được nâng lên tầm đạo, tầm nghệ thuật thưởng trà. Chính vì vậy, với các nghệ nhân, mong muốn của họ là được đưa nghệ thuật trà Việt đi xa hơn.

Gìn giữ văn hoá thưởng trà của người Việt

Thưởng trà, không đơn thuần chỉ là thỏa mãn nhu cầu uống, mà nó còn là một nghệ thuật văn hóa, nét đẹp truyền thống, cần được tiếp tục gìn giữ, và lưu truyền, cho nhiều thế hệ mai sau.

Giữa bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa hôm nay, việc tìm về và khẳng định lại những giá trị truyền thống luôn là điều nhân văn, ý nghĩa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.