'Vây hãm trên không' gây sốt màn ảnh Hàn hè 2024

Chỉ sau 10 ngày ra rạp, "Vây hãm trên không" đã cán mốc một triệu vé tại Hàn Quốc, được dự báo sẽ nằm trong danh sách top 10 phim nội địa ăn khách nhất năm 2024. Hiện tại, sau hai tuần phát sóng tại thị trường Việt, phim cũng nhận được nhiều lời khen tích cực từ khán giả.

Điện ảnh Hàn Quốc gần đây nổi bật với thể loại thảm họa với nhiều tác phẩm gây chú ý cả trong nước và quốc tế. "Vây hãm trên không" (Tựa gốc: Hijack 1971) lấy ý tưởng khi các nhân vật bị đẩy vào tình huống tuyệt vọng bởi một tên khủng bố ở độ cao hàng nghìn mét. 

"Vây hãm trên không" là phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Kim Sung Han, dựa trên sự kiện có thật từ vụ cướp máy bay gây chấn động Hàn Quốc vào ngày 23/1/1971. Một chuyến bay chở khách khởi hành từ Sokcho đến Gimpo bị một thanh niên cầm lựu đạn khống chế. 

"Vây hãm trên không" đánh dấu sự kết hợp của “sao trẻ” Yeo Jin Goo - người từng góp mặt trong nhiều phim truyền hình nổi tiếng như Mặt trăng ôm mặt trời (2013), Khách sạn ánh trăng (2019)… và tài tử gạo cội Ha Jung Woo, quen mặt với khán giả nhờ các dự án The Chaser (2008), A long with the Gods (2017, 2018)…

Cuộc chiến tâm lý căng thẳng và đầy tình người

"Vây hãm trên không" được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật, tuy nhiên, biên kịch đã thay đổi và thêm thắt những tình tiết mới để tăng sự giật gân, hồi hộp của bộ phim lên cao. Chuyến bay bị đảo lộn bởi sự đe dọa đến từ thanh niên Yong-dae với quả lựu đạn tự chế, hai phi công và tiếp viên trưởng vừa phải điều khiển chuyến bay sao cho an toàn, vừa phải trấn an hành khách cũng như đối phó với tên không tặc kia.

"Vây hãm trên không" được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật

Ngay trước khi cuộc khủng bố diễn ra, "Vây hãm trên không" đã tiết lộ quá khứ của Tae-in. Anh từng là phi công chiến đấu và cãi lệnh cấp trên khi không bắn tên lửa vào chuyến bay bị không tặc hai năm trước đó. Anh biết rõ hậu quả sẽ ra sao khi máy bay sang đến Triều Tiên. Giờ đây, chính Tae-in lại rơi vào tình cảnh năm xưa và một lần nữa buộc phải lựa chọn giữa tính mạng của hành khách hay sự bình yên của hai quốc gia.

Trong khi đó, Yong-dae cũng là một kẻ có quá khứ bi thương và hành động khủng bố là lựa chọn cuối cùng để tìm lại chút hy vọng sống. Bộ phim như sự kết hợp giữa nhiều lựa chọn khác nhau của các nhân vật trong hoàn cảnh hiểm nghèo. Phim đã khắc họa rõ nét bản chất của con người trước tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” thông qua tính cách và câu chuyện của mỗi nhân vật.

Những hành khách trên máy bay có xuất thân khác nhau, tầng lớp cũng không hề tương đồng. Khi vụ cướp nổ ra, có kẻ sợ hãi ngồi im và mong đợi phép màu, có người phản kháng tìm đường sống. Thế nhưng khi mọi thứ ngày càng leo thang cũng là lúc họ càng đồng lòng với nhau. Có những người không sợ nguy hiểm hay thậm chí tiếc sinh mạng để bảo vệ nhau, và chính sự đoàn kết ấy đã giúp sự kiện tránh rơi vào cái kết bi thảm.

Điểm sáng từ cảnh quay độc đáo

Để mang đến trải nghiệm chân thật nhất cho khán giả về cuộc khủng bố, đạo diễn Kim Sung-han đã chăm chút rất kỹ lưỡng khâu sản xuất. Từ bối cảnh cho đến trang phục đều tái hiện rõ nét bối cảnh Hàn Quốc thời điểm đầu những năm 1970 khi đất nước còn đói nghèo và những chuyến bay thương mại rất hiếm thấy. Khi cánh cửa ra đường băng mở thì mọi người ùa ra như ong vỡ tổ chỉ để giành lấy một vị trí “đẹp” trên máy bay.

Đạo diễn Kim Sung-han đã chăm chút rất kỹ lưỡng khâu sản xuất

Ê-kíp khéo léo sử dụng góc quay thường thấy trong phim tài liệu để người xem cảm giác như đang trong chuyến bay thực sự. Đạo diễn tiết lộ quá trình quay phim thực tế tuân theo trình tự thời gian của câu chuyện, đảm bảo tính liên tục về cảm xúc của các diễn viên được bảo toàn nhiều nhất có thể. Sự căng thẳng theo thời gian thực ngay từ khi máy bay cất cánh được truyền trực tiếp đến khán giả, giúp họ trải nghiệm những cảm xúc một cách sống động nhất.

Càng về sau, những cảnh hành động càng mạnh mẽ và gây ra những thiệt hại lớn hơn. Đặc biệt, khi máy bay tiến sát đến không phận Triều Tiên, kẻ phản diện lại càng trở nên hung hăng và bầu không khí cũng trở nên nghẹt thở.

Kỹ thuật quay, dựng phim tốt với những góc quay tạo cảm giác căng thẳng khiến người xem thấy như thể mình chính là những hành khách trên chuyến bay.

Dàn diễn viên tài năng

Vây hãm trên không” có sự tham gia của những cái tên bảo chứng của nền điện ảnh Hàn Quốc, đặc biệt là tài tử Ha Jung-woo. Với diễn xuất thiên biến vạn hóa qua các bộ phim đình đám, thì trong Vây Hãm Trên Không, Ha Jung-woo thể hiện vô cùng xuất sắc vai diễn cơ phó Tae-in từ thần thái đến diễn biến tâm lý của nhân vật.

Nam diễn viên trẻ Yeo Jin Goo cũng không hề lép vế, khi có một vai phản diện ấn tượng. Vẻ ngoài non nớt tương phản với mối hận thù sâu sắc với xã hội Hàn Quốc. Chính sự phân biệt đối xử, buộc tội sai đã khiến cậu trở thành một con “thú dữ” đúng nghĩa và bất chấp mọi đúng sai.

“Vây hãm trên không” có sự tham gia của những cái tên bảo chứng của nền điện ảnh Hàn Quốc

Bên cạnh đó, những diễn viên khác như Sung Dong-il, Chae Soo-bin cũng nhập vai tốt, diễn xuất tự nhiên và lột tả được đa dạng cảm xúc của nhân vật mà họ vào vai.

Với sự kết hợp giữa dàn diễn viên thực lực cùng câu chuyện độc đáo dựa trên một sự kiện có thật. "Vây hãm trên không" trở thành một cái tên nổi bật của rạp chiếu Việt trong mùa phim hè năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đường đua tranh giải Cánh diều 2024 chứng kiến màn đấu song mã của "Mai" và "Đào, phở và piano".

Cục Điện ảnh đã thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự vòng loại giải Oscar dành cho phim nước ngoài, đồng thời mời các hãng phim, đơn vị sản xuất gửi phim phù hợp.

Theo trang đánh giá điện ảnh Variety, khi những giây cuối của bộ phim “The Room Next Door” trôi qua, cả khán phòng đứng dậy vỗ tay, hô vang tên đạo diễn “Pedro! Pedro! Pedro”.

Phim kinh dị “Linh miêu: Quỷ nhập tràng” hứa hẹn mang tới không khí rùng rợn cho những khán giả mê phim kinh dị.

First-look của phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu đã hé lộ diễn viên Song Luân vào vai công tử Ba Hơn nổi tiếng với phong cách chơi ngông.

Phim Việt “Mưa trên cánh bướm” vừa có buổi ra mắt toàn cầu (World Premiere) trong khuôn khổ Tuần lễ phê bình phim quốc tế tại Liên hoan phim Venice lần thứ 81 và nhận tràng pháo tay dài hơn hai phút cùng nhiều bài nhận định trên các chuyên trang điện ảnh quốc tế uy tín như IndieWire hay Screendaily.