Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, thu hút FDI

Giữa lúc dòng vốn đầu tư suy giảm do những khó khăn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quyết định rót vốn vào Việt Nam. Trong đó, có những dự án với quy mô "khủng", cho thấy niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện.

Thời gian qua, hàng loạt chỉ số vĩ mô của Việt Nam đã được cải thiện. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu được nâng lên xếp hạng 46/132, tăng hai bậc. Giá trị thương hiệu quốc gia đạt 431 tỷ đô la Mỹ. Đây là những cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam. 

Mục tiêu hỗ trợ là mục tiêu quan trọng trong thu hút đầu tư, tôi cho rằng đây là một cách tiếp cận rất phù hợp, rất đúng, cho nên các nhà đầu tư vào thường cảm nhận được sự chuyên nghiệp và hỗ trợ cao. Tôi cho rằng đây là một điểm cộng.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt.

Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, minh bạch là điều kiện tiên quyết để thu hút vốn nước ngoài. Nhiều dự án trọng điểm tại các địa phương, trong đó có Hà Nội đã được khởi công, giúp khơi thông điểm nghẽn về hạ tầng giao thông. Nhiều khu công nghiệp đã được quy hoạch và xây dựng đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài FDI.

Nhiều dự án trọng điểm tại các địa phương, trong đó có Hà Nội đã được khởi công, giúp khơi thông điểm nghẽn về hạ tầng giao thông. 

Theo các chuyên gia, “cú huých” nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ thời gian qua đã tạo hiệu ứng lan tỏa tới dòng vốn FDI từ Mỹ, châu Âu vào Việt Nam.

Tuy nhiên để tận dụng tối đa các cơ hội từ “làn sóng” FDI, các chuyên gia cho rằng, cần đẩy nhanh hơn việc ứng dụng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cải cách hành chính quốc gia, bao gồm: cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tính giản, giảm thiểu đầu mối, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính để thu hút nhiều hơn, các dự án quy mô lớn, có chất lượng cao từ Mỹ, EU.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.

Đồng Bitcoin đã chạm mức cao kỷ lục mới trong phiên ngày 22/11, hướng tới mốc 100.000 USD, trong bối cảnh thị trường tiền điện tử được dự báo sẽ thuận lợi hơn dưới thời chính quyền của ông Donald Trump.

Hiện Hà Nội đã có trên 1.600 sản phẩm OCOP, năm 2024 phấn đấu có trên 500 sản phẩm được đánh giá phân hạng. Nếu theo tiến độ từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ đạt mục tiêu đánh giá, phân hạng 2.000 sản phẩm OCOP, sớm hơn một năm so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Tại TP.HCM, gần 1.700 địa chỉ nhà, đất nằm ở vị trí đắc địa Quận 1 đã được giao cho Công ty Dịch vụ Công ích Quận 1 quản lý, với mục tiêu đóng góp hiệu quả cho nguồn thu ngân sách. Tiếc thay, do buông lỏng quản lý, nhiều khu đất vàng đã bị cho thuê lòng vòng, bên thuê chây ì không chịu trả tiền thuê, thậm chí còn chiếm giữ mặt bằng dẫn tới khiếu kiện chưa có hồi kết, gây thất thoát ngân sách, lãng phí kéo dài.

Cuối ngày 22/11, giá vàng thế giới lần đầu tiên trong hơn hai tuần đã vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce, ghi nhận mức tăng theo tuần lớn nhất trong gần hai năm qua.

Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt," giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở. Với chiều hướng này, việc Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất được đánh giá là vẫn phù hợp.