200 tác phẩm hội họa về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” là sân chơi ý nghĩa để các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Sau hai tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm hội họa với các chất liệu đa dạng từ sơn dầu, lụa, khắc gỗ, bút sắt đến acrylic và màu nước. Đối tượng tham gia dự thi đa phần là các bạn trẻ, người yêu hội họa và họa sĩ cả nước.
Sinh viên Nguyễn Hữu Hải, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, chia sẻ: "Tham quan Văn Miếu một vòng, em thấy những góc nhỏ ở Văn Miếu rất là đẹp và trường tồn theo năm tháng. Cuối cùng em tìm lại từng góc từng góc một và em vẽ tranh đặt tên là Thuở ấy".
Sinh viên Nông Thị Quỳnh Nha, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cho biết: "Các chất liệu hiện tại thì mọi người đã làm rất nhiều rồi, mình muốn tìm một cái gì đó độc đáo hơn, thì mình sử dụng những miếng ghép hình để có thể tạo hình và lăn lên và in lên đó".
Các tác phẩm dự thi thể hiện sự đa dạng về góc nhìn, câu chuyện, ý tưởng cũng như chất liệu biểu đạt. KTS Bùi Thanh Việt Hùng, thành viên BGK cuộc thi, cho biết: "Các tác giả trẻ gửi đến rất nhiều tác phẩm với nội dung ý tưởng khác nhau và được thể hiện với những chất liệu đa dạng từ sơn dầu, màu nước, tranh khắc gỗ đến các chất liệu đồ họa đen trắng. Có thể nói, cuộc thi rất đa dạng về chất liệu và bố cục hình tượng nghệ thuật".
Cuộc thi là cơ hội để các bạn sinh viên, họa sĩ trẻ và những người yêu thích nghệ thuật hội họa phát huy được tài năng, khả năng sáng tạo và lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hoá.
Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.
Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Trong xu hướng phát triển đô thị, sinh thái hiện nay, nghề sinh vật cảnh không chỉ duy trì mà còn được đầu tư, phát triển bài bản, chuyên canh với sản phẩm giá trị cao. Hiện nhiều vùng ngoại thành của Thủ đô như: Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ… đều có làng nghề sinh vật cảnh nổi tiếng.
Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
0