LHQ cảnh báo số người phải di dời cao kỷ lục

Theo Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới đã lên đến mức cao mới trong lịch sử. Đây được cho là kết quả của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, cũng như các xung đột mới nổi và đang ngày càng gia tăng.

Số người phải di dời đạt mức cao kỷ lục

Theo báo cáo xu hướng toàn cầu năm 2024 của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc công bố mới đây, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới đã lên đến mức cao mới trong lịch sử, đạt mức 117,3 triệu người vào cuối năm 2023, và có thể đã vượt quá mốc 120 triệu người vào tháng 5/2024.

Đây được cho là kết quả của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, cũng như các xung đột mới nổi và đang ngày càng gia tăng. Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc cảnh báo số người buộc phải di dời có thể còn tăng hơn nữa và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không có những thay đổi chính trị lớn trên phạm vi toàn cầu.

Người Palestine tản cư từ Rafah đến trại Khan Yunis ở Gaza, ngày 12/5. Ảnh: AFP.

Một trong những nguyên nhân chính góp phần vào sự gia tăng kỷ lục số người phải di dời được đề cập trong báo cáo là do các cuộc xung đột ở Sudan - một trong những cuộc xung đột được đánh giá là “thảm khốc nhất”, khiến 10,8 triệu người phải rời bỏ quê nhà vào cuối năm 2023.

Trong khi đó tại Gaza, Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine ước tính khoảng 1,7 triệu người – tương đương gần 80% dân số vùng đất Palestine đã phải di dời sau các chiến dịch tấn công của Israel.

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi cảnh báo rằng việc người Gaza có thể vượt biên từ thành phố Rafah phía Nam sang Ai Cập để thoát khỏi cuộc tấn công quân sự của Israel sẽ là thảm họa.

Một cuộc khủng hoảng người tị nạn khác bên ngoài Gaza sẽ là thảm họa ở mọi cấp độ, bao gồm cả việc chúng ta không có gì đảm bảo rằng một ngày nào đó người dân sẽ có thể quay trở lại Gaza.

Ông Filippo Grandi, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.

Tuy nhiên, Syria vẫn là nước giữ kỷ lục với 13,8 triệu người buộc phải di dời trong và ngoài biên giới đất nước.

Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân gốc rễ khiến hàng trăm triệu người phải rời bỏ quê hương là tình trạng nghèo đói và xung đột kéo dài, dai dẳng tại nhiều nước. Vì thế, trong thông điệp đưa ra hưởng ứng Ngày tị nạn thế giới (20/6) năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lưu ý rằng xung đột, bất ổn và biến đổi khí hậu đang buộc một số lượng kỷ lục người dân phải rời bỏ nhà cửa.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu để bảo vệ và hỗ trợ người tị nạn trên mỗi bước hành trình của họ, cũng như giúp người tị nạn nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Theo ông Guterrres, khi có cơ hội, người tị nạn sẽ đóng góp đáng kể cho cộng đồng sở tại của họ, nhưng họ cần được tiếp cận các cơ hội bình đẳng và việc làm, nhà ở và chăm sóc sức khỏe. Những người tị nạn trẻ tuổi cần có nền giáo dục chất lượng để đạt được ước mơ của mình.

Người tị nạn từ Syria vượt biển vào Hy Lạp. Ảnh: Getty.

Đói nghèo, xung đột và bạo lực đã đẩy hàng trăm triệu người phải rời bỏ mái ấm của mình để tìm kiếm cuộc sống mới. Dẫu cho được chào đón và hỗ trợ bao nhiêu thì phần đông trong số họ vẫn mong mỏi được trở về nhà như ông Guterres nhấn mạnh, "suy cho cùng, chỉ có chấm dứt bạo lực, ổn định cuộc sống cho người dân mới là giải pháp để ngăn chặn các dòng người tị nạn ồ ạt, khi ấy mới có thể hiện thực hóa mong muốn chung của hàng triệu người tị nạn hiện nay, đó là được trở về".

Chúng ta hãy cam kết tái khẳng định trách nhiệm tập thể của thế giới trong việc hỗ trợ và chào đón những người tị nạn, trong việc đảm bảo vấn đề nhân quyền của họ bao gồm quyền xin tị nạn và cuối cùng, trong việc giải quyết xung đột để những người bị buộc phải rời khỏi cộng đồng của họ có thể trở về nhà.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc phản đối quan điểm cho rằng tất cả người tị nạn và những người di cư khác đều đến các nước giàu có. Đại đa số người tị nạn được tiếp đón tại các quốc gia láng giềng, với 75% cư trú tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, cùng nhau tạo ra ít hơn 20% thu nhập của thế giới.

Cơ hội mới cho người nhập cư trở thành công dân Mỹ

Trong số dòng người di dời khổng lồ trên thế giới, mỗi năm có không ít người đổ về nước Mỹ. Sắp tới, rất nhiều người nhập cư không có giấy tờ sẽ có cơ hội tiếp tục ở lại làm việc tại Mỹ mà không bị trục xuất. Đồng thời, người nhập cư không giấy tờ có thể làm thủ tục để được cấp phép thường trú và trở thành công dân Mỹ. Đây là một trong những chính sách mà Nhà Trắng cho biết sẽ ban hành trong thời gian tới. Chính sách mới được đánh giá là một bước đi quan trọng nhằm củng cố thông điệp tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc ủng hộ một hệ thống nhập cư nhân đạo hơn.

Theo chính sách hiện hành của Mỹ, trường hợp vợ hoặc chồng người nước ngoài không có giấy tờ hợp pháp đang sống ở Mỹ sẽ phải về nước và nộp đơn xin quốc tịch tại lãnh sự quán, quá trình này có thể mất từ 3 đến 10 năm. Chính sách này “khá cồng kềnh” dẫn đến những rủi ro vì không có được sự bảo đảm rằng họ có thể quay lại Mỹ hay không. Vì vậy, họ thường sẽ lựa chọn tiếp tục sống ở Mỹ mà không có giấy tờ và không có khả năng làm việc hợp pháp.

Người nhập cư được đưa lên xe tại TP San Diego, bang California (Mỹ) hôm 6/6. Ảnh: Reuters.

Chính sách nhập cư mới mà Tổng thống Biden đưa ra sẽ cho phép người vợ hoặc chồng kết hôn với công dân Mỹ và đã sống ở đây trong 10 năm có thể xin thường trú mà không phải ra về nước làm thủ tục, loại bỏ nguy cơ kéo dài và chia cắt gia đình. Chính sách này cũng sẽ cho phép họ làm việc và đóng thuế.

Tại một ngôi nhà nhỏ ấm cúng ở thành phố Phoenix, bang Arizona, gia đình của cô Rosa Elena Sanchez, người gốc Mexico, vui mừng theo dõi Tổng thống Joe Biden công bố chương trình mới về con đường nhập tịch mới cho hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ, mang lại hy vọng để Mỹ trở thành quê hương thứ hai của họ.

Cha mẹ đã đưa tôi đến đây khi tôi 11 tuổi và sau đó tôi trở về Mexico năm 2009 khi đã 19 tuổi. Đó là lý do tại sao việc điều chỉnh tình trạng cư trú của tôi bị từ chối vì có nhiều lần nhập cảnh. Tôi đã tạo dựng cuộc sống của mình ở Mỹ, đã làm việc và lấy chồng người Mỹ. Tôi cũng đã đóng thuế như công dân Mỹ khác. Tôi rất vui và hạnh phúc khi giấc mơ Mỹ của mình sắp thành hiện thực.

Cô Rosa Elena Sanchez, người gốc Mexico đang sinh sống tại Mỹ.

Chính sách nhập cư mới có ý nghĩa rất lớn với cộng đồng người nhập cư tại Mỹ, mở ra cánh cửa nhập cư cho khoảng 500.000 người là vợ hoặc chồng đã sống ở Mỹ ít nhất 10 năm và khoảng 50.000 trẻ em dưới 21 tuổi có cha hoặc mẹ là công dân Mỹ có cơ hội được cấp thẻ xanh.

Tuy nhiên, những người bị coi là mối đe dọa an ninh công cộng hoặc tiền sử tội phạm sẽ không đủ tiêu chuẩn tham gia. Chính sách bắt đầu được triển khai trong vài tháng tới nhưng chưa biết mất bao lâu để họ có thể được cấp giấy tờ thường trú.

Chương trình hợp pháp hóa tình trạng nhập cư của chính quyền Tổng thống Biden hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống nhập cư nhân đạo và công bằng hơn. Điều này cũng mang lại hy vọng cho hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ, giúp họ yên tâm hơn để ổn định cuộc sống.

Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh rằng, những người nhập cư ở Mỹ trong nhiều thập kỷ qua đã nộp thuế, cũng như có sự đóng góp nhất định cho cộng đồng và nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy chính sách cải cách nhập cư mới đã phản ánh sự cần thiết của một hệ thống nhập cư nhân đạo, bảo vệ những người không có giấy tờ đã có gia đình đang sống tại Mỹ trong nhiều năm qua.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden. Ảnh: AFP.

Đây là một trong những chương trình hỗ trợ lớn nhất của chính phủ liên bang dành cho người nhập cư không giấy tờ kể từ khi Tổng thống Barack Obama công bố chương trình Tạm hoãn trục xuất trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp (DACA) năm 2012.

Hành động này nhằm thu hút khối cử tri Mỹ Latin ở các bang chiến trường, đóng vai trò quan trọng đối với cơ hội tái đắc cử của ông Biden.

Động thái này còn nhằm xoa dịu những chỉ trích Tổng thống Joe Biden gay gắt về một loạt biện pháp hạn chế nhập cư trước đó. Mới đây nhất, Tổng thống Biden vào đầu tháng này cấm hầu hết người di cư vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép xin tị nạn.

Thống kê cho thấy trong 5 tháng qua, 1,4 triệu người từ 177 quốc gia trên thế giới đã đi qua Mexico để tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Lâu nay, nhập cư đã trở thành một vấn đề chính trị trọng tâm và gây chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ.

EU cải tổ toàn diện chính sách nhập cư 

Liên minh châu Âu đã hoàn thành việc cải cách chính sách mang tính bước ngoặt dành cho người nhập cư trong bối cảnh làn sóng tị nạn từ khắp nơi trên thế giới ồ ạt đến khu vực này, gây ảnh hưởng đến an ninh và sự ổn định của lục địa già.

Theo đó các chính sách biên giới sẽ cứng rắn hơn và chia sẻ trách nhiệm giữa các quốc gia thành viên. Đa số các quốc gia thành viên EU đã ủng hộ đạo luật cải cách trên, bất chấp sự phản đối của Hungary và Ba Lan.

Dự kiến, các chính sách mới sẽ có hiệu lực từ năm 2026. Nỗ lực sửa đổi các quy định về tị nạn của EU đã kéo dài gần một thập kỷ qua, xuất phát từ làn sóng nhập cư trái phép ồ ạt vào năm 2015, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân các nước EU.

Làn sóng di cư vào EU vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: EUROPA.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ca ngợi việc EU có thể đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này sẽ giúp bảo đảm biên giới châu Âu và các quyền cơ bản của người nhập cư.

Đạo luật mới đưa ra các quy định chặt chẽ hơn liên quan đến việc sàng lọc dòng người nhập cư, tăng cường đảm bảo an ninh, đẩy nhanh thủ tục kiểm tra sức khỏe và cung cấp tư vấn miễn phí. Điểm mới của đạo luật này là việc chính phủ có thể xem xét đưa ra những lựa chọn nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả người tị nạn, như di dời một lượng người tị nạn nhất định đến nơi khác, trả 20.000 Euro cho những người mà họ từ chối cho tị nạn hoặc cung cấp những hỗ trợ tài chính.

Theo luật trên, khối sẽ thành lập các trung tâm mới ở biên giới để giam giữ những người nhập cư trái phép trong khi chờ xét đơn xin tị nạn. Việc trục xuất những người không được chấp nhận cũng sẽ được đẩy nhanh.

Các chính trị gia của EU ủng hộ các quy định mới khẳng định chúng sẽ tăng tính hiệu quả của hệ thống tị nạn của châu Âu và tăng cường sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Dù đã được thông qua, việc Ba Lan và Hungary lần lượt phản đối, báo hiệu trước những khó khăn mà khối phải đối mặt nhằm đảm bảo đạo luật có thể được triển khai hiệu quả trong thực tế.

Vào tháng 6 này, Ủy ban châu Âu đã trình bày kế hoạch bao gồm các yếu tố pháp lý và hoạt động cần thiết nhằm triển khai đạo luật mới vào thực tế. Tiếp đó, các quốc gia thành viên sẽ có thời hạn đến tháng 1/2025 để đệ trình kế hoạch quốc gia. Điều này nhằm giúp mỗi quốc gia có thể xác định các nguồn lực cần thiết cho việc nhập cư, chẳng hạn như công tác đào tạo, nhân sự, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết.

Theo các nguồn tin, EU sẽ đầu tư khoảng 2 tỷ Euro cho đến năm 2027 để thực hiện kế hoạch này. Tuy nhiên, nguồn ngân sách có thể nhanh chóng cạn kiệt nếu các quốc gia đưa ra những đề xuất chi tiêu khổng lồ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thuê nhân công.

Có thể thấy, việc tìm ra một giải pháp toàn diện và “chặn từ đầu nguồn” cho vấn đề người nhập cư tiếp tục là vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia. Các nước cần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, hợp tác để đưa ra những chính sách phù hợp mục tiêu chung trong việc ngăn chặn dòng người nhập cư.

Tiêu biểu như chính sách chung về người nhập cư của EU, được cho là có thể thay thế cho các phản ứng riêng của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, những chính sách này có thực sự hiệu quả hay không còn phụ thuộc tình hình thực tế và nỗ lực triển khai của mỗi nước. Những chính sách này cũng cần có thời gian để kiểm chứng.

User
Ý KIẾN

Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 14 của Iran diễn ra cuối tuần qua không tìm được người giành được chiến thắng tuyệt đối với trên 50% phiếu bầu.

Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua luật khôi phục thiên nhiên, một trong số những chính sách môi trường lớn nhất của EU.

Theo Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới đã lên đến mức cao mới trong lịch sử. Đây được cho là kết quả của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, cũng như các xung đột mới nổi và đang ngày càng gia tăng.

Ngày 30/6 tới đây, nước Pháp sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử được đánh giá là có ý nghĩa sống còn, khi các đảng cực hữu được dự báo sẽ giành chiến thắng và gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ trong Quốc hội.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump, hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ đối đầu trong tuần này trong cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11.

Chủ đề của Hội nghị thường niên lần thứ 15 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) còn được gọi là Diễn đàn Davos mùa hè lần này là “Những chân trời tăng trưởng mới”.

Chiến thuật của Nga được điều chỉnh một cách linh hoạt, cùng với việc tăng quân số và cải tiến vũ khí đang khiến Ukraine gặp khó trong việc giành bất kỳ chiến thắng quyết định nào và có nguy cơ biến xung đột thành một trận chiến tiêu hao kéo dài.

Liên hợp quốc cảnh báo toàn Trái đất đang trên đường cao tốc dẫn tới "địa ngục khí hậu". Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng thế giới đang đi lệch hướng ngày càng nhanh và không thể trở lại giai đoạn khí hậu ổn định.

Căng thẳng thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang có dấu hiệu leo thang, khi hai bên những ngày qua liên tiếp mở các cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào các sản phẩm của nhau.

Là Chủ tịch BRICS năm nay, Nga sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại, đầu tư, công nghệ đổi mới và các vấn đề xã hội.

Nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Sau khi GDP đạt mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2023, cao hơn đáng kể so với dự báo, quý I năm nay, tăng trưởng GDP của Nga tiếp tục đạt mức cao, 5,4%.

Trong suốt gần 1/4 thế kỷ lãnh đạo đất nước trên cả hai cương vị tổng thống và thủ tướng, ông Putin đã có công lớn mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa quốc gia này từ vị thế đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở thành một trong những cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Các cuộc tấn công qua lại giữa Israel và Hezbollah cho thấy hai bên sẵn sàng mở rộng đối đầu quân sự, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ Israel tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực vào miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột tại dải Gaza đã kéo dài 8 tháng qua.

Từ trước khi Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine diễn ra tại Thuỵ Sĩ, các nhà phân tích đã dự đoán rằng hội nghị này dường như không đạt được các mục tiêu đã nêu, cả về mặt đại diện tham dự và việc phát triển chương trình nghị sự thống nhất mà Kiev muốn thúc đẩy, khi không có sự tham gia của Nga.

Sau gần 25 năm cầm quyền, Tổng thống Vladimir Putin đã cho thấy tài năng của một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất lịch sử nước Nga. Ông đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa đất nước từ chỗ đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở lại thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo nhiều khả năng năm 2024 sẽ là một năm nắng nóng kỷ lục tiếp theo, phá vỡ kỷ lục về nắng nóng của năm 2023.

Tình trạng đầu cơ bất động sản đã và đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường mà còn khiến người thu nhập thấp không thể mua nổi nhà.

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine tổ chức tại Thụy Sỹ đang có nguy cơ thất bại khi không có sự tham gia của nguyên thủ một số nước quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Sau khi thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm, gây choáng váng cho cả chính trường Pháp và châu Âu.

Ngành vận tải hàng không toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, dự báo doanh thu toàn ngành đạt gần 1.000 tỷ USD năm 2024.

Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu gây sốc khi một loạt đảng cầm quyền ở các quốc gia chủ chốt của EU gặp thất bại chưa từng có, nhất là ở những quốc gia được phân bổ số ghế lớn như Pháp, Đức.

Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg 2024, nước Nga đã vạch rõ chiến lược phát triển kinh tế là tăng cường quan hệ kinh tế với các nước thân thiện, hiện chiếm 3/4 kim ngạch thương mại của Nga.

Hơn 50 năm sau khi con người đặt chân lên Mặt Trăng, vệ tinh duy nhất của Trái đất lại trở thành tâm điểm của một cuộc chạy đua không gian mới giữa các cường quốc.

Ngày 8/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba, đi vào lịch sử khi trở thành thủ tướng thứ hai ở Ấn Độ giành được ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 6, hơn 400 triệu cử tri châu Âu ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bầu 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới. Các nhà phân tích cho rằng cuộc bầu cử này có thể là một cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của châu Âu.

Campuchia đang chuẩn bị khởi công dự án kênh Funan Techo nối sông Mê Kông với biển với tổng kinh phí đầu tư 1,7 tỷ USD. Kênh đào trị giá tỷ đô này dự kiến sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế lớn cho Campuchia. Tuy nhiên, dự án cũng vấp phải những nghi ngại về tác động đối với hệ sinh thái và nguồn nước sông Mê Kông.

Nam Á là nơi sinh sống của khoảng 1/5 dân số thế giới. Khu vực này đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của thời tiết khắc nghiệt .

Khi Israel kiên quyết với mục tiêu phải tiêu diệt Hamas, còn Hamas muốn Israel lập tức rút quân khỏi Gaza, kế hoạch hoà bình mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đề ra là điều xa vời.

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, nhưng đà tăng trưởng đang bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực bất động sản khiến đất nước tỷ dân liên tục đưa ra nhiều biện pháp giải cứu.

Công ty phân tích dữ liệu GlobalData khẳng định thị trường xe điện thương mại và xe điện chở khách sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 15,9% giai đoạn 2023-2035, .

Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và xin cấp phép thương mại, Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa taxi bay vào kinh doanh thương mại vào năm 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu nếu các nước NATO để Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Việc Thủ tướng Anh Rishi Sunak quyết định tổ chức tổng tuyển cử sớm đã khiến cả xứ sở sương mù bất ngờ, bởi các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Đảng Bảo thủ cầm quyền nhiều khả năng chịu thất bại nặng nề trước Công đảng đối lập.

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đang đến gần, làm sóng bạo lực nhằm vào các chính khách gia tăng cho thấy những chia rẽ chính trị sâu sắc trong lòng châu Âu.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.

Việc Ukraine không tổ chức bầu cử khi nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc vào ngày 20/5 đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai chính trị của Ukraine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với 88 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án. Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng.

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.