Bảo tàng tri ân đồng đội ở Phú Xuyên
Bỏ ra rất nhiều công sức, cựu chiến binh Lâm Văn Bảng cùng các đồng đội của mình đã sưu tầm hơn 5.000 hiện vật, gần 6.000 cuốn sách, tái hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của các chiến sĩ cách mạng. Dưới đây là một số chia sẻ của những người cựu chiến binh đó.
Ông Lâm Văn Bảng – Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày cho biết: "Bản thân chúng tôi là 21 năm đi sưu tầm. Chúng tôi phải lên rừng, xuống biển, ra đảo để lấy từng viên đá, ở cầu tầu 914 Côn đảo, khi ra Phú Quốc lấy đất và những kỷ vật. Cho nên là những kỷ vật ở đây là chúng tôi phải đổi bằng xương, bằng máu mới giữ gìn được".
Ông Nguyễn Đình Quốc - nguyên sỹ quan, thuyền phó Đoàn tàu không số cho biết: "Hết sức tự hào bởi vì là, chúng tôi tuy là những người bị địch bắt tù đầy, phải chịu những thống khổ trong nhà lao của địch. Nhưng mà về đây chúng tôi đã chung lưng đấu cật cùng đồng chí Giám đốc Lâm Văn Bảng đã xây dựng và duy trì được bảo tàng này trên 20 năm nay, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống của dân tộc".
Bà Trương Thị Lưu Sa - phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: "Những ngày tháng 7 này chúng tôi lại về đây để hát cho đồng đội tôi nghe và vô cùng xúc động".
Ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày cho biết: "Như đồng chí Tố Hữu đã nói, đời cách mạng dấn thân vô là chịu tù đày, là gươm kề cận cổ súng kề vai… không những để cho chúng tôi ghi nhớ mà còn nhắc nhở người dân ở địa phương, mọi đoàn khách đến đây để hiểu được cái ý nghĩa và nội dung của những người chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và bị tù đày đã đổi xương máu hi sinh cho cuộc sống ngày hôm nay".
Chị Đinh Thị Thúy - Bí thư đoàn thanh niên xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên cho biết: "Chúng tôi vô cùng cảm động trước tấm lòng của bác Bảng với việc xây dựng bảo tàng này giúp thế hệ trẻ chúng tôi ý thức được sự hi sinh của cha ông".
Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.
Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.
Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lần đầu tiên công chúng được vào tham quan hai công trình lịch sử nổi bật của Hà Nội là Bắc Bộ Phủ và tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.
0