Sôi động không gian di sản ở phố cổ Hà Nội

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc đang được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.

Tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, không gian của một gia đình Hà Nội xưa làm nghề thuốc Đông y được tái hiện, làm sống lại trong "Chuyện phố Hàng". Du khách sẽ được chào đón như một vị khách quý. Những nét đẹp trong nếp sinh hoạt của người Hà Nội xưa được tái hiện sinh động dưới hình thức sân khấu hóa.  

“Chuyện phố Hàng” là tour diễn thực cảnh đầu tiên ở phố cổ - một điểm nhấn đặc sắc trong chuỗi 20 hoạt động quận Hoàn Kiếm tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. 

Song song với đó là nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm như: trưng bày chủ đề “Đồng ta” - giới thiệu về lịch sử nghề đúc và chế tác đồng của người Việt, các triển lãm giới thiệu làng nghề, phố nghề,...

Đồng thời, các chương trình nghệ thuật độc đáo, hòa nhạc di sản cổ truyền - đương đại, biểu diễn nhã nhạc truyền thống cũng là các hoạt động chính. Đây là cơ hội để người dân và du khách cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Phố cổ Hà Nội - nơi lưu giữ linh hồn của Thủ đô - đang dần trở thành một trung tâm văn hóa, vừa giữ gìn bản sắc vừa hòa nhập cùng sự phát triển hiện đại. Chuỗi hoạt động lần này không chỉ là dịp để tôn vinh di sản và kết nối cộng đồng, mà còn kêu gọi chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nhiều hoạt động ý nghĩa sẽ tiếp tục được tổ chức trong khu phố cổ từ nay đến hết ngày 15/12/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Trong xu hướng phát triển đô thị, sinh thái hiện nay, nghề sinh vật cảnh không chỉ duy trì mà còn được đầu tư, phát triển bài bản, chuyên canh với sản phẩm giá trị cao. Hiện nhiều vùng ngoại thành của Thủ đô như: Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ… đều có làng nghề sinh vật cảnh nổi tiếng.

Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.

Hà Nội là “Thành phố di sản” với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng khi có gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa. Kho tàng di sản đồ sộ này được ví như kho báu của dân tộc, thế nhưng, vấn đề là làm thế nào để biến những di sản đó thành tài sản, trở thành nguồn lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận 33 Bảo vật Quốc gia. Trong số đó, Hà Nội là địa phương có nhiều Bảo vật Quốc gia nhất.