Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách tham quan

Cột cờ Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử của Thủ đô.

Lần đầu tiên ra Hà Nội, ba mẹ con chị Lê Thị Hoa đã lựa chọn Cột cờ Hà Nội là điểm tham quan đầu tiên với một niềm xúc động đặc biệt của những người con sống tại thành phố mang tên Bác ra thăm Thủ đô.

Chị Lê Thị Hoa bày tỏ: "Mình cảm thấy mình vinh dự lắm vì là một trong những người tham quan ở đây".

Còn với gia đình ông Vũ Quang Huy, ngay khi biết hôm nay Cột cờ Hà Nội mở cửa đón du khách, ông và cả gia đình đã tới đây để ghi lại những tấm hình đẹp nhất của gia đình với Cột cờ Hà Nội.

Ông Vũ Quang Huy, quận Thanh Xuân, Hà Nội, bày tỏ: "Cột cờ Hà Nội đã có dấu ấn rất lâu trong suy nghĩ của chúng tôi. Hôm nay đầu năm, thành phố tổ chức mở cửa đón bà con vào tham quan, đây là niềm ao ước của chúng tôi lâu này để ngắm Cột cờ Hà Nội".

Cột cờ có chiều cao 33m tính từ chân đế, hơn 40m tính cả cột thép treo cờ, được xây dựng theo kiểu ba tầng hình vuông, với những hoa văn tinh xảo. Công trình bao gồm ba phần chính: chân đế, thân cột và vọng lâu. Phần chân đế có ba tầng, dần nhỏ lại tạo thế vững chắc. Thân cột được trang trí tinh tế với các lỗ thoáng đón ánh sáng và không khí. Vọng lâu trên đỉnh cột có tám cửa sổ mở ra bốn hướng, tạo tầm nhìn rộng lớn ra toàn cảnh thành phố Hà Nội.

Cột cờ không chỉ là công trình kiến trúc đẹp mà còn là biểu tượng của tinh thần độc lập và tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Trong năm 2025, khu di sản Hoàng thành Thăng Long có những dự án chỉnh trang lại khu vực Cột cờ để làm những tour kết nốt từ tới trung tâm Hoàng thành Thăng Long, sử dụng công nghệ trình chiếu ánh sáng để tôn vinh giá trị Cột cờ. 

Được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1989, Cột cờ Hà Nội là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước. Việc mở cửa sẽ mang lại cơ hội cho du khách tìm hiểu về một trong những công trình có giá trị lịch sử sâu sắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.

Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.