Sự kết hợp giữa mỹ thuật và tín ngưỡng dân gian

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.

Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hoá Việt Nam và kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia, 

Trong khuôn khổ Triển lãm, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các nhà nghiên cứu tổ chức toạ đàm chủ đề "Giải mã Biểu tượng sen hoá La Hầu". Trong các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng ở Hà Nội, phía trước khương án người ta thường chạm hình ảnh quỷ La Hầu hay còn gọi dân dã là mặt hổ phù. Hình hoa sen hóa La Hầu do ý nghĩa và thay đổi của lịch sử đã tác động đến thẩm mỹ, không còn ý niệm của tôn giáo, mà ngầm gửi gắm những khao khát, suy tưởng của con người vào trong biểu tượng này.

Hình tượng sen hóa La Hầu khá phổ biến, thể hiện sức sáng tạo lớn của cha ông, sự gắn bó của người Hà Nội với hoa sen và năng lượng sáng tạo, khả năng tưởng tượng của người xưa.

Tại buổi tọa đàm, PGS. TS. Đinh Hồng Hải, chuyên gia nghiên cứu văn hóa và mỹ thuật cổ truyền và TS. Trần Hậu Yên Thế, nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật và các biểu tượng nghệ thuật dân gian đã cùng trao đổi về một khám phá độc đáo: hình tượng sen hóa La Hầu xuất hiện trên hệ thống cửa võng của Đình Kim Ngân - một di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu trong khu phố cổ Hà Nội. Đây là một chủ đề kết hợp giữa mỹ thuật truyền thống, tín ngưỡng và kiến trúc dân gian, mang lại nhiều góc nhìn thú vị cho công chúng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trở thành thành phố sáng tạo là một trong những mục tiêu quan trọng đã được Ninh Bình đặt ra trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hình tượng 12 con giáp là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sĩ mỗi dịp Tết đến xuân về. Triển lãm tranh “12 con giáp” của hoạ sĩ Đặng Việt Linh không chỉ khắc hoạ những hình ảnh quen thuộc của 12 con giáp, những tác phẩm còn là ước mơ, khát khao và suy ngẫm của tác giả.

Hồ Tuy Lai, thuộc xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức được nhiều người biết đến với khung cảnh nước non hùng vĩ, mây trời hòa quyện vô cùng hấp dẫn. Nơi đây đang được xác định là địa điểm du lịch sinh thái giầu tiềm năng của Hà Nội

Sáng nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với các họa sĩ, nghệ sĩ và các đơn vị tổ chức khai mạc triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Sắc xuân Ất Tỵ” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ.