Bắt đối tượng cho vay nặng lãi 7 tỷ đồng qua iCloud

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Trường (sinh năm 1999), trú tại phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Theo tài liệu điều tra, từ tháng 7/2022, nhận thấy nhu cầu vay tiền qua iCloud lớn, Trường đã nảy sinh ý định cho vay nặng lãi thông qua hình thức này.

Trường đã lập một tài khoản Facebook ảo mang tên "iCloud Đại Tín (Money Online)" và đăng lên các hội nhóm vay tiền qua hình thức này, sau đó sử dụng tài khoản ngân hàng và số điện thoại không chính chủ để giao dịch với người vay.

Khi khách hàng đồng ý vay, Trường hỗ trợ khách thoát iCloud rồi đăng nhập thay thế bằng tài khoản của mình. Số tiền vay tính theo giá trị tài sản của người vay (40-50% giá trị của điện thoại), lãi suất giao động từ 200% -500%/năm.

Từ khi hoạt động tới nay, Nguyễn Xuân Trường đã thực hiện cho vay khoảng hơn 7 tỷ đồng, các con nợ của Trường phân bố trên phạm vi nhiều tỉnh trên cả nước, thành phố trên địa bàn cả nước (trong đó có Hà Tĩnh).

Chân dung đối tượng Nguyễn Xuân Trường. Ảnh: CACC.

Hình thức vay tiền qua iCloud là hình thức khá mới mẻ ở Việt Nam, xuất hiện cuối năm 2020, chủ nợ sẽ nhắm vào các đối tượng là người sử dụng iPhone đang cần những khoản vay online. Các đối tượng tận dụng lỗ hổng của iCloud không cần phải chứng minh nhân thân và những loại giấy tờ khác để thực hiện hành vi phạm pháp.

Vay tiền qua iCloud được thực hiện qua các bước đơn giản như sau:

  1. Xác minh tiền vay: Người vay liên hệ với đại lý cho vay, cung cấp mẫu điện thoại để tính khoản vay (thường 40-50% giá trị điện thoại).
  2. Nhập iCloud bên cho vay hoặc yêu cầu giao quyền iCloud: Sau khi thống nhất khoản vay, người vay sẽ đăng xuất toàn bộ iCloud của con nợ sau đó đăng nhập tài khoản của bên cho vay vào máy rồi bật tính năng Find My iPhone, hòng khoá máy khi con nợ bỏ chạy. Với hình thức giao iCloud, bên cho vay sẽ yêu cầu chuyển toàn bộ quyền quản lý iCloud liên kết với máy người vay, trong khi đó người vay tiếp tục dùng máy của mình như bình thường.
  3. Giải ngân: Sau khi chắc chắn nắm quyền quản lý điện thoại nạn nhân, bên cho vay sẽ giải ngân số tiền như đã cam kết.
  4. Đóng tiền hàng tháng: Khi đã nhận tiền, người vay có nghĩa vụ đóng tiền hàng tháng với lãi suất đã thương lượng - thường sẽ là khoản vay nặng lãi.
  5. Trả nợ xong và lấy lại iCloud: Sau khi tất toán khoản vay, người vay tiền sẽ được trả lại iCloud hoặc đăng xuất iCloud quản trị của bên cho vay, đồng thời tắt chức năng Find My Phone.
  6. Trường hợp không trả được nợ: Bên cho vay sẽ báo mất thiết bị để khoá máy nạn nhân, khiến nạn nhân mất toàn bộ quyền kiểm soát điện thoại. Do tính năng bảo mật cao cấp của iPhone, người vay không cách nào mở được máy nếu máy đã bị khoá bởi tài khoản iCloud. Ngoài ra, tính năng Find My iPhone cũng gửi vị trí của con nợ tới chủ nợ.
Tính năng Find My iPhone có khả năng xác định vị trí và khoá máy từ xa | Ảnh: Internet

Hình thức cho vay này nghe có vẻ tiện lợi và nhanh chóng tuy nhiên tồn tại nhiều rủi ro nguy hiểm như tỷ lệ giải ngân rất thấp, rủi ro thông tin, rủi ro uy tín, rủi ro với các khoản vay, lộ thông tin nhạy cảm, người dân cần hết sức đề phòng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đăng Dương, Phạm Hoàng Hà (cùng 17 tuổi, ở thành phố Hà Nội); Nguyễn Mậu Tuấn (21 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh); Phan Tiến Hoàng (17 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) về hành vi "Cướp tài sản".

Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo học sinh đã được cấp căn cước công dân tham gia vào việc mua, bán thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Thành (sinh năm 1959, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Sau ba ngày xét xử phúc thẩm vụ án kit test Việt Á, chiều 17/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác có đơn kháng cáo.

Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này. Mới đây lại thêm một nạn nhân nữa bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến gần 2,5 tỷ đồng.