Cả phố tất niên

Chiều cuối năm, như mọi phố khác ở khu phố cổ Hà Nội, phố Ô Quan Chưởng tấp nập người qua lại. Thế nhưng, giữa lúc người mua người bán đông đúc nhộn nhịp thì các cửa hàng hai bên phố lại đồng loạt dọn hàng đóng cửa, cả phố khẩn trương háo hức chuẩn bị cho sự kiện quan trọng sẽ diễn ra vào buổi tối - tất niên.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Ông Đinh Tiến Vượng (Ô Quan Chưởng - Hoàn Kiếm) hào hứng chia sẻ: "Tuy rằng kinh doanh cả năm, nhưng tất niên là sự kiện quan trọng nên chúng tôi đóng cửa sớm để hưởng ứng không khí vui vẻ của toàn khu phố Ô Quan Chưởng".

Đúng 6h chiều, cửa ô được đóng lại, bàn ghế được dọn ra và người dân từ các nhà hai bên phố cũng đã tập trung đông đủ. Không chỉ những người ở phố, mà cả những người đã chuyển đi nơi khác sinh sống thì vào dịp này cũng tề tựu cả về đây để cùng dự lễ hội tất niên với những người hàng phố. "Ba chục năm nay rồi, cứ đến hẹn lại lên, vào cuối năm, các gia đình, các con cháu của khu phố Ô Quan Chưởng đều trở về, tập trung tham dự tất niên", bà Nguyễn Ngọc Yến (Ô Quan Chưởng, Hoàn Kiếm) cho biết.

Anh Ronny Killua là người Thụy Sĩ, làm rể ở phố Ô Quan Chưởng nhiều năm nay và chưa bỏ lỡ một cuộc tất niên nào của phố. Anh Ronny Killua chia sẻ: "Tôi thấy thật tuyệt vời, mọi người rất thân thiện, chương trình rất sôi nổi. Tôi cảm thấy khâm phục người Việt Nam vì các bạn luôn biết cách tận hưởng cuộc sống".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Giữa đô thị khói bụi và ô nhiễm, việc chăm sóc da đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống thường ngày của nhiều người Hà Nội.

Chương trình dự kiến được tổ chức từ ngày 18/4 đến 20/4 tại Hoàng thành Thăng Long quy tụ hơn 50 gian hàng đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam.

Phở không chỉ là một món ăn mà là một thói quen, một phần không thể thiếu trong nhịp sống hàng ngày của nhiều người đang sinh sống tại Hà Nội, họ ra phố ăn phở chẳng kể sáng, trưa hay chiều, tối.

Lễ hội kéo co ngồi được tổ chức hàng năm ở đền Trấn Vũ vào ngày 3/3 âm lịch – một lễ hội truyền thống đã được UNESCO phong tặng danh hiệu di sản phi vật thể, được bà con phường Thạch Bàn, quận Long Biên gìn giữ suốt hàng trăm năm qua.

Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa, thông qua suất cơm chỉ 5.000 đồng.

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.