Cách mạng Tháng Mười Nga - những ngày rung chuyển thế giới

Hôm nay, 7/11, là ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Với thế hệ trẻ hiện nay, cuộc cách mạng này có thể đã là một sự kiện xa xôi, tuy nhiên đây là một cuộc cách mạng vô cùng quan trọng, gây những ảnh hưởng sâu rộng cho thế giới hiện nay - hầu hết, thế giới hiện đại đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng Nga, đã xảy ra vào ngày này 106 năm về trước.

Chúng ta cũng nên nhắc lại vài chi tiết lịch sử liên quan: năm 1917 đang diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất mà Nga là một trong các bên tham gia, nhưng đang thất bại nặng nề trước Đức. Những thất bại này gây nên tâm lý bất mãn ngày càng dâng cao trong xã hội Nga. Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản và một bên là các Xô Viết.

Trước tình hình đó, V. I. Lenin và Đảng Bolshevik đã xác định Cách mạng Nga sẽ phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tháng 4/1917, Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo. Đêm 24/10/1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6/11/1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở thủ đô Petrograd (hiện nay là Saint Petersburg). Ngày 25/10/1917, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô, trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Ðông được giải phóng, các bộ trưởng trong chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang kết thúc thắng lợi.

Sau cuộc khởi nghĩa này, còn nhiều sự kiện phức tạp gian nan diễn ra với nước Nga Xô Viết non trẻ, và cuối cùng toàn bộ chính quyền đã thuộc về tay Xô Viết.

Nhờ Cách mạng Tháng Mười và nhà nước Xô Viết, lịch sử thế giới lần đầu tiên xuất hiện một hình thái nhà nước mới, với những chính sách hướng đến lợi ích người lao động và công bằng xã hội: quyền bình đẳng của phụ nữ, cấm phân biệt chủng tộc, quyền làm việc 8 giờ/ngày, cấm sa thải lao động vô cớ, trợ cấp cho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí... Đây là những chính sách mà các nước phương Tây cùng thời kỳ chưa hề có.

Tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp, Anh, Mỹ, Hồ Chí Minh cho rằng, đó là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng chưa đến nơi: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011).


Rạng sáng ngày 7/11/1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ) lực lượng khởi nghĩa đã bao vây và sẵn sàng tấn công Cung điện Mùa Đông, nơi chính quyền tư sản chiếm giữ.

Cách mạng Tháng Mười không chỉ tạo ảnh hưởng lên nước Nga mà còn là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX trên phạm vi toàn cầu. Nó đánh dấu việc ra đời của nhà nước Liên Xô, một nhà nước ủng hộ phong trào cộng sản và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Liên Xô đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản lan rộng ra toàn thế giới, buộc các nước phương Tây phải cải cách nền kinh tế, chính trị, xã hội của mình để thích nghi với hoàn cảnh mới. Trung Quốc cũng nhận được những hỗ trợ to lớn từ Liên Xô.

Sau thế chiến thứ II, trong xu hướng phi thực dân hóa toàn cầu, Liên Xô đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất và ngoại giao để giúp các nước thuộc địa giành độc lập. Nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã nhận được những hỗ trợ chính trị và viện trợ kinh tế, quân sự của Liên Xô trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Đến thập niên 1970, hệ thống thuộc địa của thực dân phương Tây đã bị tan rã hoàn toàn sau 300 năm tồn tại. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn một số nước phải chịu đựng những hình thái thuộc địa mới của phương Tây cho đến tận ngày nay.

Cách mạng Tháng Mười Nga tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại

Cách mạng Tháng Mười diễn ra tại Nga, nhưng có thể nói toàn thế giới nhận được lợi ích, chịu ảnh hưởng mạnh từ nó. Với nước Nga, vốn dĩ đã rộng lớn và vĩ đại thì cuộc cách mạng này lại đem đến nhiều vấn đề cả tích cực và tiêu cực mà người Nga vẫn còn tranh luận cho đến thời điểm hiện nay. Ví dụ, Tổng thống Nga Putin từng phê phán một số chính sách của Lenin và nhà nước Liên Xô. Theo quan điểm Putin thì nước Nga đã mất nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, chẳng hạn một phần Ukraine. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay.

Có thể kỳ lạ, nhưng chính Mỹ và các nước phương Tây lại nhận được nhiều lợi ích từ cuộc cách mạng vĩ đại này. Mô hình xã hội và ý thức hệ mà nhà nước Liên Xô cố gắng thực hiện sau cách mạng 1917 đã là động lực chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Mô hình đó đã khiến nhân loại phải đánh giá lại các mô hình phát triển xã hội trước đây. Trên thực tế, phương Tây phải thay đổi rất nhiều để có thể trụ vững trước thách thức của Liên Xô. Chủ nghĩa tư bản đã phải mang bộ mặt nhân tính hơn. Nó phải thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền, giải phóng phụ nữ, ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc.

Những thành tựu trên đây của phương Tây không tự động diễn ra mà chủ yếu do chịu ảnh hưởng từ hệ thống xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Hệ thống này từng là một đối trọng mạnh mẽ và cân bằng với Mỹ và phương Tây. Liên Xô đã dẫn đầu nhân loại trên con đường chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ và phục vụ lợi ích thế giới, như phóng vệ tinh đầu tiên, là quốc gia đầu tiên đưa người lên vũ trụ, điện hạt nhân… Và ngày nay, kế thừa di sản Liên Xô, nước Nga vẫn là một cường quốc hàng đầu, là nơi tập hợp lực lượng của các dân tộc nhỏ yếu và còn chịu nhiều bất công trên thế giới.

Ngày nay, mặc dù Liên Xô đã tan vỡ, nhưng rất có thể đến lúc nào đó trong tương lai không xa, nhân loại sẽ đồng lòng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa khi đã đạt được trình độ phát triển cao hơn. Vì, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .