Cận cảnh hải quân Nga phóng tên lửa Kalibr tấn công Ukraine

Chiến hạm Nga trên Biển Đen đã phóng liên tiếp 4 tên lửa hành trình Kalibr nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine theo một nhiệm vụ đột xuất tới cụm mục tiêu quan trọng và mệnh lệnh "phóng tên lửa trong thời gian ngắn nhất". Hiện Nga vẫn đang giữ bí mật mục tiêu bị tiêu diệt, và phía Ukraine cũng chưa có bình luận liên quan tới đợt tấn công này

Bộ Quốc phòng Nga vừa xác nhận một tàu khu trục thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng 4 tên lửa hành trình Kalibr vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. "Thuỷ thủ đoàn trên tàu khu trục của Hạm đội Biển Đen đã nhận được nhiệm vụ tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr trong thời gian ngắn nhất nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự của đối phương", cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga thông báo. 


Mệnh lệnh "phóng tên lửa trong thời gian ngắn nhất" cho thấy tình báo Nga có thể đã phát hiện một mục tiêu quan trọng, cần phải tập kích nhanh chóng để tránh bỏ lỡ thời cơ.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, vào thời điểm tấn công tên lửa Kalibr, các tàu của Hạm đội Biển Đen đang được giao nhiệm vụ phối hợp với máy bay của hải quân tuần tra vùng biển ngoài khơi bán đảo Crimea, tìm kiếm và tiêu diệt các tàu không người lái cũng như tàu đổ bộ tốc độ cao của lực lượng vũ trang Ukraine. Từ Hạm đội Biển Đen, Nga cũng có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa hành trình vào Ukraine.

 

Kalibr (calibre) là một dòng tên lửa hành trình phóng từ tàu, tàu ngầm, mặt đất và trên không của Nga, có thể tấn công cả tàu chiến và các mục tiêu trên bộ của đối phương. Đây là một trong những loại vũ khí hiện đại và quan trọng được biên chế trong quân đội Nga. Loại tên lửa này được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và dẫn đường quán tính, cùng đầu dò radar ARGS-14E để bắt các mục tiêu có độ phản xạ radar lớn. Tên lửa Kalibr có đường kính 533 mm phù hợp với ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn của tàu ngầm. Những tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường.

 

Dòng Kalibr bao gồm nhiều loại tên lửa khác nhau, có chung đặc điểm thiết kế. Những tên lửa này được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn Almaz - Antey của Nga. Năm 2014, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với tập đoàn Almaz - Antey sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Điều này khiến việc sản xuất trở nên khó khăn hơn vì những tên lửa này sử dụng một số linh kiện mà Nga buộc phải nhập khẩu.

Tên lửa Kalibr lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2015, được phóng từ tàu chiến trên biển Caspian và tấn công các mục tiêu ở Syria. Từ năm 2022, những tên lửa này đã được sử dụng rộng rãi để tấn công các mục tiêu ở Ukraine. Theo thống kê, trong 7 tháng đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt, đã có 228 tên lửa Kalibr được sử dụng.

Việc sản xuất những tên lửa này đã bị gián đoạn vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, tập đoàn Almaz - Antey của Nga đã công bố kế hoạch hiện đại hóa các tên lửa Kalibr với mục tiêu chính là thay thế các linh kiện của phương Tây bằng linh kiện của Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu MT Terra Nova treo cờ Philippines đã bị lật úp và chìm ở Vịnh Manila, cách khu đô thị Limay ở tỉnh Bataan gần thủ đô Manila khoảng 7 km vào sáng 25/7. Vụ chìm tàu đã gây ra một vệt dầu loang dài khoảng 3,7 km trên tuyến đường biển đông đúc này.

OpenAI vừa công bố công cụ tìm kiếm mới có tên là SearchGPT. Công cụ tìm kiếm này nhằm mục đích cung cấp cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, kịp thời và trực quan với các nguồn rõ ràng.

Theo hãng tin RIA Novosti, các tàu chiến từ Hạm đội Baltic của Nga sẽ có chuyến thăm cảng Havana, Cuba, từ ngày 27/7 đến 30/7. Đây là chuyến thăm Cuba thứ hai của các tàu chiến Nga trong năm nay.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết bà sẵn sàng thay Tổng thống Joe Biden tranh luận với cựu Tổng thống Donald Trump theo lịch trình có sẵn, nhưng ứng cử viên Đảng Cộng hòa chưa đồng ý.

Các máy bay quân sự của Nga và Trung Quốc đã tiến hành tuần tra chung gần bang Alaska của Mỹ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết các máy bay này không vi phạm không phận của các quốc gia khác.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các quốc gia giải quyết tình trạng nắng nóng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra, vài ngày sau khi thế giới ghi nhận ngày nóng nhất trong lịch sử.