Chính phủ Pháp bên bờ vực sụp đổ
Điều 49-3 của hiến pháp Pháp trao cho chính phủ quyền thông qua dự thảo luật mà không cần sự đồng ý của Quốc hội. Tuy nhiên, Quốc hội cũng có thể đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ trong vòng 24 giờ và cuộc bỏ phiếu phải được tổ chức trong vòng 48 giờ. Nếu cuộc bỏ phiếu được thông qua, chính phủ sẽ từ chức và dự luật sẽ bị bác bỏ.
Hiện tại, các thành viên Liên minh cánh tả của Mặt trận Bình dân Mới và đảng "Nước Pháp bất khuất" đã tuyên bố rằng họ sẽ kiến nghị bất tín nhiệm đối với chính phủ của Thủ tướng Barnier.
“Người Pháp đã chịu dựng quá đủ rồi. Chúng tôi đang đề xuất một động thái bất tín nhiệm đối với chính phủ”, lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen nói với các phóng viên tại Quốc hội, cho rằng ông Barnier, người mới trở thành Thủ tướng vào đầu tháng 9, đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và cần phải bị loại khỏi vị trí này.
Được biết, một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của Thủ tướng Barnier có thể được tổ chức ngày 4/12. Một số nhà phân tích cho rằng trừ khi có diễn biến bất ngờ vào phút chót, chính phủ của Thủ tướng Barnier có thể trở thành chính phủ Pháp đầu tiên buộc phải từ chức do bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.
Trong khi đó, ông Barnier thúc giục các nhà lập pháp không ủng hộ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. “Chúng ta đang ở thời điểm quyết định. Người Pháp sẽ không tha thứ cho chúng ta vì đã đặt lợi ích của cá nhân lên trên tương lai của đất nước”, ông Barnier nhấn mạnh.
Tính đến cuối tháng 6 năm nay, nợ công của Pháp chiếm tới 112% GDP. Thâm hụt tài chính của Pháp dự kiến sẽ đạt 6,1% GDP trong năm nay. Một số nhà phân tích tin rằng nếu không có biện pháp nào được thực hiện, thâm hụt tài chính của Pháp sẽ tăng lên 7% GDP vào năm 2025.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 3/12 đã có cuộc họp khẩn về tình hình Syria, trong đó Nga và Mỹ đã có màn tranh luận nảy lửa, cáo buộc lẫn nhau hỗ trợ khủng bố.
Hôm nay, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức, đồng thời tuyên bố sẽ theo đuổi việc luận tội nếu nhà lãnh đạo này từ chối. Các nước Mỹ, Anh, Nga và Nhật Bản đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc liên quan đến tình hình chính trường rối ren của quốc gia Đông Á này.
Sau khi bất ngờ tuyên bố tình trạng thiết quân luật và phải đảo ngược quyết định của mình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức hoặc bị luận tội.
Việc Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden chỉ ít ngày trước khi rời nhiệm sở ân xá cho chính con trai mình hiện là chủ đề được bàn thảo sôi động ở cả bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc, Đô đốc Kim Myung Soo đã ra lệnh cho quân đội duy trì trạng thái sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài sau khi Quốc hội bỏ phiếu bác tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol, hãng tin Yonhap đưa tin ngày 4/12.
Nhật Bản, Mỹ đang theo dõi sát diễn biến tại Hàn Quốc, Nga lo ngại khả năng phương Tây sẽ áp lệnh trừng phạt với Seoul.
0