Chung cư tại Hà Nội hết 'sốt'

Lượng tin bài đăng bán và mức độ quan tâm đến chung cư Hà Nội từ cuối tháng 4 đến nay đã hết "sốt", hạ nhiệt giảm tới 40% so với đỉnh tháng 3. Người mua đã thận trọng trước những cảnh báo về làn sóng giá chung cư ảo, tăng phí lý thời gian qua.

 

Theo khảo sát, tại một căn chung cư ba phòng ngủ ở khu vực Mỹ Đình. Cách đây hai tháng, anh Nguyễn Sơn Tùng chủ nhân căn nhà đã rao bán với mức giá 45 triệu đồng/m2. Thế nhưng, đến nay dù anh Tùng đã giảm khoảng 300 - 400 triệu đồng so với giá ban đầu, căn chung cư này vẫn chưa có khách đến mua. Theo lời anh Tùng, trước đó cũng đã có một số khách đến hỏi nhưng rồi lại thay đổi quyết định và không mua nữa.

Sau loạt bài phản ánh của Đài Hà Nội về tình trạng chung cư giá ảo, giao dịch ảo, tâm lý của khách hàng đã bắt đầu có sự thay đổi. Những hiệu ứng đám đông, tâm lý FOMO đã được trấn an. Bộ Xây dựng cũng đã vào cuộc nhằm chấn chỉnh, xử lý tình trạng thổi giá chung cư. Đặc biệt, trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nhiều khả năng ba Luật mới là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai sẽ được thực thi sớm hơn dự kiến, đã khiến cho người dân kỳ vọng hơn vào sự ổn định của thị trường. Do vậy cơn sốt chung cư đã được hạ nhiệt, lượng quan tâm đi xuống.

Chị Phạm Nguyệt Nga, một nhà đầu tư tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết “việc giá nhà chung cư đợt vừa rồi tăng cao là bởi vì khi nghe đến tin đồn giá tiếp tục đẩy lên nên người bán không dám bán. Tuy nhiên thời gian qua, do giao dịch không được như kỳ vọng nên một số chủ nhà đã bắt đầu giảm giá. Với khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 thì khó có thể tăng giá thêm nữa. Dự báo thời gian tới, giá nhà chung cư sẽ giảm, đâu đó sẽ giảm đi khoảng tầm 10%.”

Chung cư tại Hà Nội hết sốt

Theo thống kê, lượng giao dịch thành công trong Quý I chỉ bằng 85,51% so với cùng kỳ năm 2023 ở phân khúc chung cư, nhà ở riêng lẻ. Và bước sang đầu Quý II, thị trường ghi nhận lượng giao dịch kém sôi động hơn. Đặc biệt, từ nửa cuối tháng 4, mức độ quan tâm chung cư Hà Nội giảm 40% so với đỉnh tháng 3. Tại một số dự án bàn giao lâu năm, giao dịch phát sinh trong tháng 4 giảm mạnh, bằng một nửa so với hai tháng trước đó. 

Tổng Giám đốc Đất Xanh miền Bắc, ông Vũ Cương Quyết cho biết “Chúng tôi cũng mong là giá giữ được ổn định. Tại vì khi mà giá bị đẩy lên quá cao, mà các nhà đầu tư lại đổ xô vào đầu tư, đầu cơ thì dẫn đến thị trường bị đẩy giá lên quá mạnh và quá nhanh. Cái này cũng sẽ dẫn đến rủi ro của thị trường, có khả năng vượt quá sức mua của người dân. Một thời gian sau các nhà đầu tư, đầu cơ lại phải cắt lỗ. Chúng ta lại thấy bài toán giảm giá”.

Khi nguồn cung tăng, giá chung cư sẽ giảm, tuy không giảm sâu nhưng sẽ ổn định hơn

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nhà đầu tư cần bình tĩnh chờ đợi, trong tương lai gần khi các Luật mới có hiệu lực, có thể tháo gỡ cho nhiều dự án, giúp tăng nguồn cung trên thị trường. Khi nguồn cung tăng, giá chung cư sẽ giảm, tuy không giảm sâu nhưng sẽ ổn định hơn.

Có thể thấy chung cư tại Hà Nội đã ngừng "sốt". Sau khoảng thời gian tăng giá phi lý đến mức ảo thì nay thị trường đã dần điều tiết hơn. Dự báo trong năm nay, thị trường BĐS có thêm 12.300 căn ở quận Nam Từ Liêm, Hà Đông và huyện Đông Anh. Nguồn cung từ thị trường lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh cũng góp phần giải cơn khát chung cư Hà Nội với khoảng 230.000 căn thời gian tới.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lớn khẳng định tham gia đầu tư nhà ở xã hội sẽ là hy vọng để thị trường nhà ở tăng tính cạnh tranh, giúp người dân có khả năng tiếp cận nhà ở với giá hợp lý. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm sử dụng các công cụ điều tiết cung - cầu để thị trường tăng trưởng ổn định. Các luật mới liên quan đến đất đai, bất động sản dự kiến được thực thi sớm cũng đem lại những kỳ vọng về sự bình ổn, lành mạnh của thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.

Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.

Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.