Chứng khoán sáng 23/11: Thanh khoản giảm mạnh

Áp lực bán chốt lời vẫn rất lớn khiến sắc đỏ chiếm ưu thế, nhưng VN-Index chỉ giảm nhẹ khi thị trường nhận được lực đỡ từ VIC, VHM và một số mã ngân hàng. Thanh khoản sụt giảm khi bên mua rụt tay do nhận thấy lực bán đang mạnh.

Sau chuỗi phiên hồi phục ấn tượng kể từ phiên bắt đáy ồ ạt hôm 16/11, thị trường đã chịu áp lực chốt lời đã xuất hiện khi bước vào tuần mới 21/11 và càng rõ ràng hơn trong phiên hôm qua 22/11, khiến nhiều mã quay đầu điều chỉnh hoặc hạ nhiệt. VN-Index theo đó cũng có 2 phiên điều chỉnh với tổng số điểm bị mất sau 2 phiên là hơn 17 điểm.

Ảnh minh họa

Trong phiên hôm qua, ngoài áp lực chốt lời diễn ra trên diện rộng, thì tâm điểm của thị trường là giao dịch tại 2 mã bất động sản vốn bị bán tháo từ tuần trước nhưng không có người mua là NVL và PDR. Trong phiên hôm qua, sau nhiều ngày ngó lơ, nhà đầu tư bất ngờ tung tiền ồ ạt vào bắt đáy NVL và PDR, giúp 2 mã này có phiên giao dịch sôi động, trong đó NVL khớp gần 130 triệu đơn vị và có lúc lượng dư bán sàn đã được hấp thụ hết, chỉ còn mức giảm 4%, PDR cũng khớp gần 35 triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cung sau đó gia tăng khiến NVL trở lại giá sàn với dư bán sàn hơn 6,6 triệu đơn vị, trong khi với lực cầu gần 35 triệu không đủ để hấp thụ lượng dư bán sàn thường trực hơn 120 triệu đơn vị ở PDR, nên mã này đóng cửa vẫn còn dư bán sàn hơn 80 triệu đơn vị.

Việc NVL và PDR được bắt đáy mạnh trong phiên hôm qua, cùng với thông tin chính thức từ 2 doanh nghiệp đính chính một số thông tin trên thị trường tạo kỳ vọng về việc 2 mã bluechip bất động sản này sẽ được cứu, lấy lại phong độ trong các phiên sắp tới.

Tuy nhiên, diễn biến trong những phút cuối phiên chiều qua và sáng nay cho thấy, dường như lượng hàng cần giải chấp ở 2 mã này còn rất nhiều. Bằng chứng là cả 2 cùng còn dư bán sàn lớn khi chốt phiên hôm qua và sáng nay lượng bán mạnh được tung vào ngay đầu phiên. NVL tiếp tục có lực cầu tốt giúp mã này có lúc thoát mức sàn và tiếp tục giữ vị trí số 1 về thanh khoản với 27,8 triệu đơn vị, nhưng lực cung giá thấp chưa hết, nên nhanh chóng NVL bị đẩy về mức sàn (23.600 đồng) và vẫn còn dư bán sàn, dù không lớn, chỉ hơn nửa triệu đơn vị khi đóng cửa phiên sáng.

Trong khi đó, hình ảnh dư bán sàn trên 124 triệu đơn vị lại trở lại với PDR, trong khi bên mua sau phút ngẫu hứng hôm qua tưởng tạo đà tâm lý để khiến bên bán chùn tay thu lệnh về không được đã rụt lại, khiến thanh khoản PDR đì đẹt trở lại, chỉ hơn nửa triệu đơn vị.

Một mã bất động sản khác cũng gây chú ý với lượng dư bán sàn lớn là HPX. Cổ phiếu này cũng chịu áp lực bán tháo mạnh với nhiều phiên sàn liên tiếp kể từ 8/11 với lượng dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị. Sáng nay, sau tín hiệu từ NVL và PDR, lực cầu bắt đáy cũng nhập cuộc ở HPX, nhưng khi hấp thụ được hơn 2 triệu lệnh bán giá sàn, nhận thấy NVL và PDR chưa có triển vọng gì tươi sáng, bên mua đã dừng lại, khiến lượng dư bán sàn của HPX không vơi đi nhiều khi đang còn tới gần 42 triệu đơn vị.

Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã đứng vững vàng trong phiên chốt lời hôm qua, thì sang sáng nay đã không còn giữ được phong độ khi áp lực chốt lời lan tới, khiến nhiều mã không còn giữ được mức trần, thậm chí đã bắt đầu xuất hiện sắc đỏ ở DIG, APG, SJF, NVT.

Trên bảng điện tử, áp lực chốt lời lan rộng khiến sắc đỏ chiếm ưu thế, gấp hơn 2,5 lần so với sắc xanh, tuy nhiên VN-Index chỉ lình xình quanh tham chiếu khi nhận được lực đỡ từ một số mã ngân hàng, bộ ba nhà Vingroup, cặp đôi dầu khí, hay GVR, SAB.

Chốt phiên sáng, VN-Index tăng nhẹ 1,95 điểm (+0,20%), lên 954,07 điểm với 136 mã tăng, trong khi có 260 mã giảm, trong đó có 19 mã sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 234,5 triệu đơn vị, giá trị 3.640,5 tỷ đồng, giảm 60,5% về khối lượng và 63,4% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 19 triệu đơn vị, giá trị 421 tỷ đồng.

VN-Index trở lại trên tham chiếu nhờ VIC tăng 1,6% lên 62.000 đồng, cùng 2 người anh em khác là VHM và VRE duy trì sắc xanh, bên cạnh nhóm ngân hàng có phiên giao dịch tốt. Nhóm dầu khí, trong khi GAS trở lại tham chiếu thì PLX lại nới rộng đà tăng, đóng cửa tăng 3,1% lên 27.000 đồng.

Trong nhóm ngân hàng, chỉ có 4 sắc đỏ nhạt, trong đó giảm mạnh nhất là mã đầu ngành VCB cũng chỉ giảm 0,7% xuống 73.000 đồng. Trong khi đó, BID lại tăng mạnh 4% lên 37.900 đồng, CTG cũng tăng mạnh 2,9% lên 24.600 đồng. Ngoài ra, STB tăng 3% lên 17.400 đồng, khớp lớn nhất nhóm với 8,88 triệu đơn vị, đứng thứ 2 trên sàn sau NVL. Bên cạnh đó, OCB tăng 2,1% lên 14.850 đồng, SHB tăng 1,6% lên 9.180 đồng, TCB tăng 1,1% lên 22.100 đồng.

Trong khi đó, HPG sau khi hồi về vùng 15.000 đồng đã không đủ lực để đi tiếp, mà quay đầu điều chỉnh với phiên giảm thứ 3 liên tiếp khi mất 1% sáng nay, xuống 14.650 đồng, khớp hơn 7 triệu đơn vị.

Tương tự, sau chuỗi hồi phục ấn tượng từ dưới tham chiếu phiên 16/11, lên ngưỡng 13.550 đồng trong phiên hôm qua, DIG đã chịu áp lực chốt lời và hạ nhiệt. Đến sáng nay, DIG đã không thể cầm cự được trước áp lực chốt lời, nên quay đầu giảm 5% xuống 12.350 đồng, thanh khoản gần 7,2 triệu đơn vị.

Sàn HNX cũng chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa trái với VN-Index khi giảm nhẹ.

Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,57 điểm (-0,3%), xuống 194,09 điểm với 53 mã tăng và 86 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,9 triệu đơn vị, giá trị 302,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.

Sáng nay có 2 mã khớp trên 4 triệu đơn vị và đều đóng cửa giảm giá là SHS, giảm 1,4% xuống 7.100 đồng và CEO giảm 1,6% xuống 12.400 đồng.

Hai mã có thanh khoản tốt tiếp theo là PVS và L14 đều tăng, trong đó PVS chỉ tăng nhẹ 0,5% lên 19.400 đồng, khớp hơn 1,5 triệu đơn vị, còn L14 tăng mạnh 9,2% lên 32.000 đồng, có lúc chạm trần 32.200 đồng, khớp 1,14 triệu đơn vị. Ngoài ra, có 3 mã khác có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là MST, IDJ và IDC, trong đó MST giảm sàn xuống 4.600 đồng, IDJ giảm 3,1% xuống 6.300 đồng, còn IDC tăng 0,6% lên 31.000 đồng.

UPCoM dù có giao dịch khá tích cực nửa đầu phiên, nhưng lực cầu yếu khiến chỉ số chính của thị trường này quay đầu và đóng cửa giảm nhẹ.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,35%), xuống 68,17 điểm với 103 mã tăng và 100 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14 triệu đơn vị, giá trị 113,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,4 triệu đơn vị, giá trị 14,5 tỷ đồng.

Thị trường này VHG có giao dịch vượt trội so với phần còn lại với 4,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 5,6% lên 1.900 đồng, có lúc chạm mức trần 2.000 đồng.

Trong khi đó, BSR đóng cửa giảm 2,1% xuống 13.700 đồng, khớp 1,82 triệu đơn vị, SBS đứng giá tham chiếu 4.200 đồng, khớp 1,15 triệu đơn vị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.

Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.