Chuyện cuối năm: Con đường di sản

"Chuyện cuối năm Giáp Thìn” với chủ đề “Con đường di sản”, con đường đưa chúng ta trở về với không khí Tết truyền thống trên khắp mọi miền qua một hành trình đặc biệt, trên một chuyến tàu đặc biệt.Hành trình đưa ta trở về với những giá trị truyền thống mà cha ông truyền lại, những “viên ngọc quý” trong kho tàng di sản âm nhạc dân gian Việt Nam
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

“Con đường di sản” được diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long với sự tham gia của nhiều phường hát, thể hiện ca khúc theo màu sắc âm hưởng dân gian đặc trưng vùng miền như: Chầu Văn, hát Chèo, hát Xẩm, ca trù, ca Huế, Quan Họ…

Cùng với đó là không khí đón Giao thừa ở các địa danh đặc biệt trên khắp đất nước như: làng cổ Cự Đà (Thanh Oai) - ngôi làng cổ nổi tiếng gắn với nghề làm miến sôi động nhất vào dịp Tết; phố cổ với những phong tục xưa còn lưu giữ lại của người Hà Nội; Đền Voi Phục - một trong “tứ trấn” của Thăng Long xưa với tục lệ cúng lễ chuẩn bị cho lễ Trừ Tịch… hay tục soạn sửa mâm cúng Giao thừa với nhiều nghi lễ của một gia đình truyền thống ở Huế; không khí chuẩn bị Giao thừa của người dân miền Tây Nam Bộ… Mỗi nơi, khán giả sẽ cảm nhận được không khí Tết với những sắc thái khác nhau, nơi đậm chất truyền thống, nơi hiện đại, nơi đan xen giữa những nếp cũ và góc nhìn hiện đại.

Điểm đến cuối cùng sẽ là không khí đón năm mới ở Thủ đô với các địa điểm Mỹ Đình, bờ hồ Hoàn Kiếm, là khoảnh khắc Giao thừa thiêng liêng, giao hòa đất trời với những cảm xúc đặc biệt, hân hoan đón chào năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.

Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.

Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.

Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.

Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.

Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.