Đa dạng các loại hình du lịch cộng đồng tại Quốc Oai
Với mong muốn tìm về với thiên nhiên, tránh xa cuộc sống thị thành để tái tạo năng lượng, thưởng thức an vui, chị Nguyễn Thị Hương Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm đã cùng với gia đình tìm đến cơ sở Happy home, thôn Đồng Bèn, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai để nghỉ dưỡng trong kỳ nghỉ lễ này. Tại đây, chị Giang không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên trong lành mà còn được trải nghiệm bản sắc văn hóa Mường và tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng như vào bếp với người Mường hay giao lưu văn hóa Chiêng Mường…Chị Nguyễn Thị Hương Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm chia sẻ, về đây không gian thoáng đãng, không khí trong lành để mọi người trải nghiệm. So với nội thành thì đường đi về đây không quá xa, đồ ăn thì rẻ và ngon, nhiều đặc sản. Điều đặc biệt nữa là ở đây không gian văn hoá của bà con Mường khá phong phú từ món ăn, điệu Cồng chiêng và các điệu múa của bà con dân tộc.
Việc phát triển hình thức du lịch cộng đồng này đang là cách để xã Đông Xuân vừa tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mường vừa giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của bà con dân tộc, thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển. Bà Phùng Thị Ngọc Phượng, Chủ cơ sở Happy home, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai cho hay, xã đang rất tưng bừng chờ đón du khách với các loại hình du lịch kiểu cộng đồng, ở đây thì có một lợi thế không xa trung tâm Hà Nội là mấy, đặc biệt không gian ở đây rất xanh, văn hoá dân tộc của người Mường rất đặc sắc, đảm bảo du khách về đây nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn là rất thích.
Tại xã Đông Xuân hiện nay cũng đã có 10 cơ sở Homestay với đa dạng hình thức trải nghiệm, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách tham quan, trải nghiệm. Ông Bùi Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai cho hay, qua việc phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương, thì nơi đây cũng đã phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc của người Mường, văn hoá Cồng Chiêng, văn hoá tín ngưỡng và đặc biệt là phát triển văn hoá Mao Mường và văn hoá này đã được nhà nước công nhận Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Các homstay thì đã được các đội văn hoá, văn nghệ của thôn tham gia các buổi văn nghệ, biểu diễn để phục vụ du khách đến đây tham quan, nghỉ dưỡng.
Ngoài bản sắc văn hóa dân tộc Mường, huyện Quốc Oai còn có nghệ thuật hát Dô đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cùng hơn 200 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 3 di tích đặc biệt cấp Quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng gắn với văn hóa tâm linh cũng đang được huyện Quốc Oai tập trung triển khai để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghỉ dưỡng dịp cuối tuần, lễ tết của người dân Thủ đô và du khách gần xa. Ông Nguyễn Đức Nam, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quốc Oai cho biết, thực hiện sự chỉ đạo về phát triển văn hoá gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Huyện Quốc Oai trong những năm vừa qua lãnh đạo huyện đang rất quan tâm phát triển công nghiệp văn hoá cũng như phát triển du lịch. Quốc Oai là huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch trong đó có thể kể đến hơn 200 di tích và có 02 di tích quốc gia đặc biệt. Về văn hoá Phi vật thể của huyện có rất nhiều loại hình, phong phú đa dạng với nhiều loại hình di sản văn hoá đã lưu truyền rộng và nổi tiếng như Nghệ thuật trình diễn hát dô là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Huyện vẫn đã và đang xây dựng các loại mô hình du lịch phát triển gắn với các thể loại văn hoá của huyện.
Thủ đô Hà Nội với dân số hơn 10 triệu người, cùng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân ngày càng lớn thì việc tập trung đầu tư phát triển các hoạt động văn hóa gắn với du lịch trải nghiệm cộng đồng đang là chủ trương đúng đắn của huyện Quốc Oai nhằm tạo ra các sản phẩm văn hóa độc đáo đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng, thụ hưởng văn hóa của người dân và du khách, qua đó giúp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.
Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành, đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.
Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
0