Hà Nội có thêm 10 Bảo vật Quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận 33 Bảo vật Quốc gia. Trong số đó, Hà Nội là địa phương có nhiều Bảo vật Quốc gia nhất.

10 hiện vật và nhóm hiện vật đang lưu giữ tại Hà Nội, trong đó, có nhiều bảo vật tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long: sưu tập Đầu phượng thời Lý, thế kỷ XI - XII; Bình Ngự dụng thời Lê sơ, thế kỷ XV; sưu tập gốm sứ cung Trường Lạc thời Lê sơ, thế kỷ XV - XVI.

Ngoài ra, bảo vật do các nhà sưu tập tư nhân, các bảo tàng, khu di tích tại Hà Nội đang lưu giữ, gồm:

Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Kính Hoa), thế kỷ III - II TCN, hiện lưu giữ tại sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính (Hà Nội); bia chùa Linh Xứng, niên đại năm Bính Ngọ, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (đời vua Lý Nhân Tông, 1126), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia; mộc bài Đa Bối, niên đại năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiệu Long thứ 12 (1269), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia; đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại đình Trích Sài, quận Tây Hồ; đôi tượng nghê đồng, thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội; ba chiếc xe ô tô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1954 đến 1969, hiện lưu giữ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Trong số 33 Bảo vật Quốc gia được công nhận lần này, có nhiều bảo vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, Hà Nam, Quảng Nam, Đồng Nai, Đà Nẵng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.