Sinh viên Việt - Trung tham quan triển lãm về Bác Hồ
Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bảo tàng đã phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng trưng bày hơn 200 tài liệu giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc.
Đoàn 70 sinh viên hai nước tham gia buổi tham quan được nghe những bài thuyết minh gắn với từng hiện vật và giai đoạn trong sự nghiệp cách mạng của Người. Không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, sự gắn bó giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước Trung Quốc, buổi tham quan còn là cơ hội để các bạn sinh viên, thế hệ trẻ hai nước được giao lưu văn hóa, trao đổi về những ấn tượng đối với nước bạn.
Buổi tham quan là một trong những hoạt động đầu tiên được Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức trong năm 2025, hướng đến 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (1950-2025), là dịp để thế hệ trẻ hai nước tìm hiểu và tiếp nối truyền thống tốt đẹp, luôn luôn ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng.
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.
“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.
Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
0