"Đại dịch" cô đơn bùng nổ ở Hàn Quốc

Mỗi năm, Hàn Quốc ghi nhận hàng ngàn "cái chết cô đơn", chủ yếu là những người già sống một mình. Đây là vấn đề gây “đau đầu” cho chính quyền Seoul phải nỗ lực giải quyết.

Mỗi năm, Hàn Quốc có hàng ngàn người (chủ yếu là nam giới trung niên) qua đời trong lặng lẽ và cô đơn. Khi còn sống, họ gần như mất liên lạc hoàn toàn với gia đình và bạn bè. Thế nên, đôi khi phải mất vài ngày, thậm chí vài tuần sau thi thể của họ mới được tìm thấy. Những cái chết này ở Hàn Quốc được gọi là “cái chết cô đơn", hay còn gọi là “godoksa” trong tiếng Hàn. Thực trạng này là một phần của “đại dịch cô đơn” đang bùng nổ trong xã hội Hàn Quốc. Vấn đề này cấp bách đến mức chính phủ nước này đang rất nỗ lực để giải quyết.

Tại thủ đô Seoul, chính quyền thành phố tuần này đã công bố chi 451,3 tỷ won (gần 327 triệu USD) trong 5 năm tới để “tạo ra một thành phố nơi không ai phải cô đơn”. Theo đó, các sáng kiến mới bao gồm việc cung cấp các tư vấn trực tuyến về cô đơn qua đường dây nóng 24/7, cùng với các biện pháp hỗ trợ như thăm hỏi và tư vấn trực tiếp. 

Trong một thông cáo báo chí, thị trưởng Seoul Oh Se-hoon cho biết: “Ngăn chặn "đại dịch" cô đơn và cô lập không chỉ là vấn đề của một cá nhân, mà còn là nhiệm vụ chung mà xã hội phải cùng nhau giải quyết. Chính quyền thành phố đang cố gắng để ngăn chặn bằng cách triển khai các phòng khám tâm lý và tạo thêm không gian xanh; cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng cho cư dân trung niên và người cao tuổi, xây dựng hệ thống riêng nhằm xác định những người cô đơn cần được giúp đỡ và các hoạt động khuyến khích mọi người ra ngoài và kết nối với nhau, như làm vườn, thể thao, câu lạc bộ sách và nhiều hoạt động khác”.

Các chuyên gia cũng ủng hộ những biện pháp này nhưng cho rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa. An Soo-jung, giáo sư tâm lý học tại Đại học Myongji chia sẻ: “Cô đơn là một vấn đề xã hội nghiêm trọng hiện nay, vì vậy các nỗ lực hay chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng này là hoàn toàn cần thiết”. Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng “cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về mức độ hiệu quả của các biện pháp trước khi được triển khai”.

Hàng ngàn cái chết cô đơn

Trong một thập kỷ qua, “đại dịch cô đơn” đã thu hút sự chú ý trên toàn quốc khi các vấn đề tương tự xuất hiện - chẳng hạn như những người trẻ thu mình khỏi thế giới và sống cô lập tại nhà, thường kéo dài hàng tháng. Hiện tượng này được gọi bằng thuật ngữ Nhật Bản là “hikikomori”, ngày càng phổ biến. Theo một ước tính, Hàn Quốc có tới 244.000 người sống ẩn dật như vậy vào năm 2022.

Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc vừa công bố số liệu mới nhất vào tuần trước rằng, số lượng các cái chết cô đơn cũng đang gia tăng - đạt 3.661 vào năm ngoái, tăng từ 3.559 vào năm 2022 và 3.378 vào năm 2021.

Một nữ tu Phật giáo và nhân viên của Good Nanum đang cầm bài vị của ba người đã khuất trước lễ hỏa táng vào ngày 16/6/2016 tại Goyang, Hàn Quốc. Ảnh: Jean Chung/Getty Image/CNN

Sự gia tăng về “đại dịch cô đơn” một phần có thể xuất phát từ định nghĩa mới về “cái chết cô đơn” của Bộ Y tế Hàn Quốc. Trước đây, “cái chết cô đơn” là khi thi thể được tìm thấy sau “một khoảng thời gian nhất định.” Giờ đây, thuật ngữ này áp dụng cho bất kỳ ai sống trong tình trạng cô lập xã hội, bị cắt đứt khỏi gia đình hoặc người thân và qua đời do tự tử hoặc bệnh tật.

Một yếu tố khác đằng sau sự gia tăng này có thể là cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của đất nước. Dân số già hóa và tỷ suất sinh giảm khiến tỷ lệ tử vong của Hàn Quốc đang gia tăng và điều đó bao gồm cả những “cái chết cô đơn”.

Tuy nhiên, những con số này vẫn phản ánh một vấn đề lớn hơn, dường như ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới trung niên và cao tuổi. Theo Bộ Y tế, hơn 84% trường hợp cái chết cô đơn được ghi nhận vào năm ngoái là nam giới, gấp hơn năm lần so với nữ giới. Đặc biệt, nam giới ở độ tuổi 50 và 60 chiếm hơn một nửa tổng số, họ “đặc biệt dễ gặp nguy hiểm” trước nguy cơ chết một mình.

Một tình nguyện viên của Good Nanum cúi  đầu tưởng niệm hai người qua đời cô đơn, bên trong phòng chờ của một lò hỏa táng vào ngày 4/7/2016 tại Goyang, Hàn Quốc. Jean Chung/Getty Images/CNN

Điều gì khiến người Hàn Quốc cô đơn?

Giáo sư An Soo-jung cho biết, cô đơn không phải là vấn đề riêng của Hàn Quốc và “rất khó để nói rằng người Hàn Quốc cô đơn hơn so với người khác”. Tuy nhiên, khi được hỏi về lý do khiến họ cảm thấy cô đơn, bà chia sẻ rằng: Ở một số nền văn hóa, cô đơn được coi là cảm giác xảy ra khi các mối quan hệ không đáp ứng đủ nhu cầu. Ở Hàn Quốc, mọi người cảm thấy rất cô đơn khi họ cảm thấy mình không đủ giá trị hoặc thiếu mục đích sống”.

Cảm xúc này cũng được các chuyên gia khác đề cập. Một chuyên gia trước đó chia sẻ với CNN rằng, nhiều người thuộc thế hệ Millennials và Gen Z ở Hàn Quốc rất nhạy cảm với lời chỉ trích. Họ tự phê bình quá mức và luôn lo sợ thất bại. 

Một nghiên cứu từ tháng 6 năm nay cho thấy, “đại dịch cô đơn” phản ánh những sắc thái trong văn hóa Hàn Quốc, nơi “nhấn mạnh định hướng quan hệ” - hoặc người ta định nghĩa bản thân dựa trên mối quan hệ với những người xung quanh. Kết quả là, người Hàn Quốc có thể cảm thấy cô đơn sâu sắc hoặc cảm giác thất bại nếu họ cảm thấy mình không “có sức ảnh hưởng đối với người khác hoặc xã hội”.

Theo giáo sư An Soo-jung, đây là điểm khác biệt lớn so với các nước khác. Người Hàn Quốc có thể có một cuộc sống xã hội sôi động và mối quan hệ gần gũi với người khác, nhưng họ vẫn có thể cảm thấy cô đơn “khi so sánh bản thân với người khác và tự hỏi liệu mình có hữu ích, có đóng góp đủ cho xã hội hay bị tụt lại phía sau”.

Một người đàn ông đi bộ trên vỉa hè ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 14/5/2024. Anthony Wallace/AFP/Getty Images

Nỗ lực của chính phủ

Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai nhiều sáng kiến trong những năm qua để đối phó với vấn đề này, bao gồm Đạo luật Phòng ngừa và Quản lý Cái chết Cô đơn, yêu cầu chính phủ xây dựng một kế hoạch thay đổi toàn diện và báo cáo tình hình mỗi 5 năm.

Năm 2023, chính phủ đã thông qua một sửa đổi cho phép một số thanh niên sống cô đơn đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, với khoản trợ cấp lên đến 650.000 won (475 USD) mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt, nhằm giúp họ "tái hòa nhập xã hội."

Hàn Quốc không đơn độc trong cuộc chiến này. Nhật Bản, nơi xuất hiện xu hướng “hikikomori” đã bổ nhiệm Bộ trưởng phụ trách vấn đề Cô đơn vào năm 2021. Năm sau đó, chính phủ đã công bố một kế hoạch đối phó toàn diện, bao gồm dịch vụ tư vấn 24/7 và mở rộng các chương trình tư vấn, công tác xã hội.

Các quốc gia khác, bao gồm Vương quốc Anh, cũng đã bổ nhiệm các bộ trưởng phụ trách vấn đề cô đơn. Trong một báo cáo năm 2023, cơ quan y tế Mỹ cảnh báo về một "đại dịch cô đơn và cô lập", kêu gọi các biện pháp như xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội mạnh mẽ hơn và quản lý các nền tảng trực tuyến.

Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thành lập một ủy ban chống lại tình trạng cô đơn vào năm 2023, coi đây là một "mối đe dọa sức khỏe cấp bách."

Tuy nhiên, giáo sư An Soo-jung cho rằng, "việc đơn thuần mở rộng các kết nối vật lý sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề cô đơn... Đây không phải là điều có thể dễ dàng thay đổi chỉ bằng một chính sách".

Vì vấn đề này liên quan đến những yếu tố phức tạp, đặc thù văn hóa, có thể cần một sự thay đổi lớn hơn để giúp mỗi cá nhân "phát triển khả năng sống một mình và đối diện với bản thân".

"Chúng ta cần rèn luyện khả năng chăm sóc cho cả bản thân và người khác. Nhưng cuộc sống xã hội quá khắc nghiệt, khiến chúng ta cảm thấy như không có đủ thời gian để chăm lo cho chính mình".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.

Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.

Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.

Một chiếc trực thăng đã đâm vào một bệnh viện ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật, khiến bốn người thiệt mạng, gồm hai phi công, một bác sĩ và một nhân viên trên máy bay. Không có ai bên trong tòa nhà hoặc trên mặt đất bị thương.

Cảnh sát Nigeria ghi nhận đã có ít nhất 13 người thiệt mạng trong hai vụ giẫm đạp nhận quà từ thiện tại nước này, đa số các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Mark Burnett làm đặc phái viên của ông tại Vương quốc Anh. Lựa chọn này cần được Thượng viện Mỹ phê duyệt.