Đề nghị công nhận 4 hiện vật là Bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật.

Bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn gồm: chuông Ngọ Môn; phù điêu bằng đá thời Minh Mạng; ngai hoàng đế Duy Tân; tượng rồng thời Thiệu Trị.

Các hiện vật này được lựa chọn dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là Bảo vật quốc gia, như: tính độc bản, độc đáo; có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc gắn với nhân vật lịch sử.

Chuông Ngọ Môn là tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa, kỹ nghệ đúc đồng thời Minh Mạng (1820 - 1841) nói riêng và Triều Nguyễn (1802 - 1945) nói chung. Đây là chiếc chuông duy nhất được đúc để đặt tại không gian cổng chính ở phía nam, cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chuông được sử dụng trong tất cả nghi lễ cung đình, được coi là biểu tượng của vương triều phong kiến.

Ngai hoàng đế Duy Tân được triều đình đặc chế riêng cho ngài khi ông lên ngôi năm 7 tuổi. Kiểu thức, hoa văn trang trí trên ngai áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng, chạm nổi hay chạm lộng, phần nào thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng như bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đương thời.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng, thể hiện thông qua bài thơ “Ngự chế” và bài “Minh” được khắc trên 2 mặt của phù điêu. Đây là một kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn thể hiện trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân dưới thời Nguyễn.

Tượng rồng thời Thiệu Trị là bộ hiện vật bằng đồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa; là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc dưới các triều từ Minh Mạng đến Thiệu Trị với kiểu thức "hình rồng quấn”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật.

Nhiều hoạt động, chương trình như triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, du lịch thực cảnh… sẽ được tổ chức tại các điểm di tích trên phố cổ Hà Nội những ngày tới.

Thủ đô Hà Nội là “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 279 về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024.

Thời gian qua, điện ảnh đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá danh lam thắng cảnh và giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới. Hiện ngành du lịch đang tập trung quảng bá xúc tiến du lịch kết hợp với điện ảnh nhằm thu hút các đoàn làm phim thế giới.

Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" được tổ chức tại hồ Hoàn Kiếm vào ngày 6/10 tới. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và là dấu ấn đặc biệt để quảng bá văn hóa Hà Nội, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch.